Ngày 11/10, tại cuộc họp báo thường kỳ Quý III, năm 2018 được tổ chức tại UBND tỉnh Thanh Hóa, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thanh Hóa đã có báo cáo về tình hình kinh tế-xã hội của tỉnh 9 tháng đầu năm 2018 với nội dung chỉ rõ những điểm sáng cũng như những hạn chế trên các lĩnh vực.
Đáng chú ý là những chỉ số sáng sủa về kinh tế và đầu tư của địa phương này. Theo đó, 9 tháng đầu năm 2018, thu ngân sách nhà nước của tỉnh Thanh Hóa ước đạt 13.351 tỷ đồng, bằng 61% dự toán, tăng 53% so với cùng kỳ; chi ngân sách đạt 21.659 tỷ đồng, bằng 77% dự toán năm, cơ bản đáp ứng kinh phí thực hiện các nhiệm vụ của tỉnh.
Lọc hóa dầu Nghi Sơn đã đi vào hoạt động trong năm 2018 giúp Thanh Hóa tăng trưởng kinh tế
Trong công tác phát triển doanh nghiệp, tại Thanh Hóa đã thành lập mới 2.059 doanh nghiệp, tăng 22,2% so với cùng kỳ, đứng thứ 7 cả nước về số doanh nghiệp thành lập mới.
Đặc biệt, về hoạt động kinh tế đối ngoại, 9 tháng đầu năm, Thanh Hóa dã thu hút được 180 dự án đầu tư trực tiếp, tăng 9,8% so với cùng kỳ; tổng số vốn đăng ký 15.764 tỷ đồng và 43,21 triệu USD. Huy động vốn đầu tư phát triển 9 tháng đầu năm ước đạt 68.330 tỷ đồng.
Trong năm 2018, một số dự án với tổng vốn đầu tư lớn đã hoàn thành và đưa vào hoạt động như: Dự án Lọc hóa dầu Nghi Sơn, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Bên cạnh đó là các dự án Khu đô thị mới phường Điện Biên (TP Thanh Hóa), nhà máy thủy điện Cẩm Thủy…
Ngoài ra, lĩnh vực đầu tư công của tỉnh Thanh Hóa 9 tháng đầu năm 2018 cũng đạt được những kết quả tích cực, giá trị KL thực hiện ước đạt 5.202 tỷ đồng, tăng 27% so với cùng kỳ; giải ngân đến ngày 14/9/2018 đạt 5.556 tỷ đồng, tăng 32,6%. Theo tổng hợp của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, giá trị giải ngân của tỉnh Thanh Hóa luôn trong top 10 cả nước; nhiều chương trình giải ngân đạt trên 90% kế hoạch.
Các chỉ số khác cũng cho thấy những tín hiệu đáng mừng, trong 9 tháng đầu năm, tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) ước đạt 12,36%, đây là tốc độ tăng cao nhất kể từ năm 2010; sản xuất nông nghiệp mặc dù gặp nhiều thiên tai nhưng vẫn giữ mức ổn định, giá trị sản xuất đạt trên 21 nghìn tỷ đồng. Riêng công nghiệp và xây dựng tăng cao so với cùng kỳ, giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 65,7 nghìn tỷ đồng, tăng 29,2%.
Đặc biệt lĩnh vực dịch vụ phát triển nhanh, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước đạt 69,6 nghìn tỷ đồng, tăng 12% so với cùng kỳ; xuất khẩu tăng 33,6%, ước đạt 1,9 USD, là mức tăng cao nhất từ trước đến nay của tỉnh Thanh Hóa.
Bên cạnh những chỉ số về một bức tranh kinh tế sáng sủa, nền kinh tế của tỉnh này cũng vẫn tồn tại nhiều hạn chế, yếu kém như: Chất lượng tăng trưởng kinh tế nhìn chung còn thấp. Tăng trưởng chủ yếu vẫn dựa vào các yếu tố tăng quy mô sản xuất (tăng trưởng của tỉnh phụ thuộc nhiều vào sản phẩm lọc hóa dầu, may mặc, xi măng, da giày… là những sản phẩm có chi phí trung gian cao, giá trị gia tăng thấp, 4 sản phẩm trên chiếm tới 70% giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh).
Đóng góp của các yếu tố trong TFP có tăng song còn hạn chế; năng suất lao động xã hội thấp, mới bằng 63% cả nước.
Bên cạnh đó, nhiều dự án đầu tư công còn chậm tiến độ, trong đó giải phóng mặt bằng vẫn là khâu yếu, số diện tích đã GPMB còn thấp so với yêu cầu.
Nhiệm vụ trọng tâm của tỉnh Thanh Hóa trong 3 tháng cuối năm là cần tập trung giải quyết các thủ tục đầu tư để sớm triển khai thực hiện các dự án trọng điểm như: Dự án quảng trường biển (TP Sầm Sơn), các dự án thuộc đề án xây dựng chính quyền điện tử, thành phố thông minh, các dự án đầu tư theo hình thức PPP, dự án có sử dụng đất.
Bên cạnh đó, một số vấn đề khác cần được quan tâm như: đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư DDI, FDI, các dự án đấu giá quyền dử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất. Hoàn chỉnh hồ sơ, sớm triển khai các dự án Phát triển đô thị động lực Tĩnh Gia, hệ thống cấp nước thô dọc QL47, sớm hoàn chỉnh Đề án phát triển dịch vụ Logicstic để triển khai thực hiện; đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân các dự án đầu tư công năm 2018, đẩy mạnh các giải pháp tăng thu ngân sach...
Lương Diễn
- Dự án khách sạn 5 sao ‘treo’ thập kỷ: Nhà đầu tư yếu hay chính quyền chưa quyết liệt?
- Thanh Hóa: Đổi đất lấy hạ tầng, triển khai dự án BT gần 300 tỷ đồng
- Công ty cổ phần cảng dịch vụ dầu khí PTSC Thanh Hóa cho thuê đất trái pháp luật?
- Chủ đầu tư từng nhiều lần sai phạm khi thực hiện dự án Tháp Doanh Nhân
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy