Khẳng định này được lãnh đạo Bộ Công Thương đưa ra ngày 17/7, sau khi Thủ tướng Phạm Minh Chính quyết định áp dụng biện pháp giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 tại 19 tỉnh, thành phố phía Nam trong 14 ngày, từ 0h ngày 19/7.
Ông Đỗ Thắng Hải cho rằng với kinh nghiệm áp dụng Chỉ thị 16 tại một số nơi như Bắc Giang, Bắc Ninh,TPHCM, Chính phủ và các bộ ngành luôn cố gắng hết sức bảo đảm đủ hàng phục vụ nhu cầu người dân.
"Mong người dân bình tĩnh, tin tưởng vào các chỉ đạo, hướng dẫn của các bộ ngành, địa phương. Bộ Công Thương làm hết sức mình để bảo đảm đáp ứng đầy đủ nhất có thể nhu cầu thiết yếu của người dân", ông nhấn mạnh.
Theo ông Hải, Bộ này sẽ phối hợp chặt chẽ với TP HCM và các tỉnh, thành khác để có phương án vận chuyển hàng hóa đến những nơi áp dụng Chỉ thị 16 và đưa đến các nơi cần thiết nhất để người dân thuận tiện trong tiếp cận thực phẩm và các mặt hàng thiết yếu phục vụ đời sống.
"Chúng ta chuẩn bị đầy đủ nhu yếu phẩm phục vụ đời sống người dân. Song người dân cũng phải chuẩn bị tinh thần là sẽ có những xáo trộn nhất định", Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải khẳng định.
Bộ Công Thương hôm nay cũng lập Tổ tiền phương gồm 27 thành viên, do lãnh đạo Tổng cục Quản lý thị trường làm tổ trưởng, đại diện các vụ, cục, vào TP HCM và các tỉnh phía Nam, nắm bắt tình hình, điều tiết, kết nối cung cầu hàng hoá cho các vùng phong toả vì dịch.
Cũng theo Thứ trưởng Công Thương, mỗi địa phương có đặc điểm tình hình khác nhau, nên ông đề nghị chính quyền các địa phương phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, nhất là Bộ Công Thương, để đưa ra khuyến cáo cụ thể với người dân.
TP HCM đang dừng hoạt động khoảng hai phần ba chợ truyền thống và đầu mối, 30% nhu cầu còn lại của người dân tập trung vào các siêu thị, trung tâm thương mại. Do đó, ông Hải cho biết sẽ tăng giờ bán lên hằng ngày và tính đến việc mở lại một số chợ truyền thống với điều kiện bảo đảm quy định phòng, chống dịch để tăng đầu mối cung cấp thực phẩm và hàng hóa thiết yếu.
Mặt khác, một mô hình đang được áp dụng thành công, có hiệu quả là tổ chức bán hàng lưu động, không chỉ địa phương mà nhiều cơ quan cũng đã vào cuộc như hệ thống bưu điện, Viettel Post.
Ngoài ra, việc đổ xô tới những nơi đông người còn gây nguy cơ lây nhiễm Covid-19. "Người dân không nên nóng ruột, tích trữ mua nhiều hàng hóa mà cần tuân thủ các quy định, hướng dẫn của các cấp có thẩm quyền, địa phương", Thứ trưởng nói.
Trước đó, ngày 8/7 sau khi TP HCM áp dụng Chỉ thị 16, Bộ này đã lập Ban chỉ đạo cung ứng hàng hoá cho TP HCM và các tỉnh, thành phía Nam. Một số phương án cung ứng hàng hoá được đưa ra, song được đánh giá là "chưa hiệu quả".
Tác giả: Hoài Thu
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy