Thủ tướng Angela Merkel và áp lực “từ bỏ” Hy Lạp
11/05/2015 11:28:19
ANTT.VN - Thủ tướng Đức Angela Merkel đang chịu sức ép ngày càng lớn từ trong chính hàng ngũ khối chính đảng của mình để “từ bỏ” Hy Lạp vì lợi ích của đồng euro.

Tin liên quan

Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras và Thủ tướng Đức Angela Merkel

Thủ tướng Đức Angela Merkel đang chịu sức ép ngày càng lớn từ trong chính hàng ngũ khối chính đảng của mình để “từ bỏ” Hy Lạp vì lợi ích của đồng euro.

Các thành viên đảng Dân chủ Thiên chúa giáo của bà Merkel đã đặt dấu hỏi lớn lên quan điểm quyết “cứu” quốc gia “nợ nần chồng chất” Hy Lạp ở lại khối đồng tiền chung 19 quốc gia này. Ngay cả một số quan chức trong Bộ Tài chính cũng đang nghiêng về phía ý kiến cho rằng sẽ là tốt hơn cho khu vực đồng euro nếu không Hy Lạp.

"Đồng euro sẽ được tăng cường nếu Hy Lạp ra đi", Alexander Radwan, một nhà lập pháp thuộc phía bà Merkel, người đã ủng hộ việc gia hạn gói cứu trợ cho Hy Lạp thêm 4 tháng hồi tháng Hai vừa qua cho biết trong một cuộc phỏng vấn. “Các quốc gia khác sau đó có thể xích lại gần hơn với nhau và đưa ra, áp dụng được các quy tắc chặt chẽ hơn."

Hôm nay 11/5, cuộc họp các bộ trưởng tài chính châu Âu sẽ diễn ra tại Brussels. Đây sẽ là một cuộc họp quan trọng bởi theo lịch, vào ngày mai 12/5, Hy Lạp sẽ phải tiến hành thanh toán 750 triêụ euro đợt đầu cho IMF. 

Nữ Thủ tướng của Đức đã nhiều lần lên tiếng ủng hộ việc giữ đất nước này lại khu vực đồng tiền chung, một phần vì các lý do địa chính trị. Các quan chức khác trong chính phủ của bà thì xem Hy Lạp như một thành phần phá vỡ các nguyên tắc và  cản trở nền kinh tế của khu vực này.

Bộ trưởng Tài chính Đức Wolfgang Schaeuble, một người ủng hộ mạnh mẽ việc thống nhất châu Âu trong nhiều thập kỷ, đã thể hiện nhiều sự không hài lòng về Hy Lạp kể từ khi Thủ tướng Alexis Tsipras và Bộ trưởng Tài chính Yanis Varoufakis lên nhậm chức hồi tháng Giêng và đường lối chống thắt lưng buộc bụng.

Bộ trưởng Tài chính Đức Wolfgang Schaeuble

Trong cuộc nói chuyện với một người phỏng vấn truyền hình Áo ngày 12/3 vừa qua, Bộ trưởng Tài chính Đức Wolfgang Schaeuble cho biết, ông có thể mường tượng ra một viễn cảnh Hy Lạp rời khu vực đồng tiền chung. Tại Berlin ngay tuần sau, ông cũng đã cáo buộc chính quyền của Hy Lạp nói dối cử tri khi mà không để cho người dân Hy Lạp biết rằng họ đã “sống trên mức của cải mà họ có” trong nhiều thập kỷ.

Trong khi các nhà lập pháp thuộc đảng của bà Merkel, những người không ủng hộ quan điểm nối dài viện trợ cho Hy Lạp tỏ ra ủng hộ ông Schaeuble thì theo một nguồn tin thân cận, thủ tướng Merkel tỏ ra không hài lòng với phát biểu đó. Bà cho rằng đó chỉ là do tâm trạng của ông Schaeuble và cho rằng không cần thiết phải khiển trách.

Bộ Tài chính đã từ chối bình luận về quan điểm của ông Schaeuble về tương lai của Hy Lạp trong khu vực đồng Euro theo các tuyên bố công khai của mình. Steffen Seibert, phát ngôn viên chính của bà Merkel, đã từ chối bình luận trên điện thoại về một “khu vực đồng tiền chung không Hy Lạp”.

Theo chiều diễn biến các cuộc hội đàm giữa Hy Lạp và các chủ nợ của mình, quan điểm một Liên minh Châu Âu sẽ mạnh mẽ hơn khi không có Hy Lạp đang dần chiếm ưu thế trong Đảng Dân chủ Thiên chúa giáo của bà Merkel, trích lời 2 nhà lập pháp giấu danh tính do không công khai thách thức với bà Merkel.

“Tự thân vận động mới có thể giúp Hy Lạp trở lại và đứng trên chính đôi chân của mình”, Hans-Peter Friedrich, một trong 29 nhà lập pháp thuộc khối của bà Merkel và cũng là người đã bỏ phiếu chống lại việc gia hạn gói cứu trợ cho Hy Lạp thể hiện trong một email trả lời câu hỏi.

Quan điểm của bà Merkel

Vị nữ Thủ tướng vẫn luôn ủng hộ việc giữ Hy Lạp ở lại, chỉ cần Hy Lạp đưa ra được những chính sách cải cách để có thể đạt được thống nhất trong đàm phán với Bộ Ba chủ nợ. Bà và Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras đã tăng cường các cuộc điện đàm trao đổi trong tuần trước khi có đến hai cuộc điện đàm trong vòng 3 ngày.

“Tôi đang cố gắng, làm mọi thứ có thể để giữ Hy Lạp ở lại khu vực đồng tiền chung, vì lợi ích của tất cả mọi người”, bà Merkel phát biểu trong một cuộc biểu tình của Liên minh Dân chủ Thiên chúa giáo tại thành phố Bremerhaven tháng trước.

Thanh Hương (Theo Bloomberg)

Theo: ANTT/NĐT
Thích và chia sẻ bài viết này :
Tags :
Tin liên quan
Mọi góp ý tin bài cho chúng tôi vui lòng gửi vào email: antt.toasoan@gmail.com
Đang phổ biến