Các mốc quan trọng trong đàm phán của Hy Lạp với khu vực đồng euro
23/04/2015 12:10:17
ANTT.VN – Hy Lạp đang trong quá trình đàm phán với “Bộ ba” chủ nợ gồm Ủy ban Châu Âu EC, Ngân hàng Trung ương Châu Âu ECB và Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF. Dưới đây là các cột mốc quan trọng trong đàm phán của Hy lạp thời gian tới.

Tin liên quan

Hy Lạp đang trong quá trình đàm phán với các chủ nợ quốc tế - các chính phủ trong khu vực đồng euro và Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF về một gói cải cách có thể giúp mở khóa thêm các khoản cứu trợ và tránh nguy cơ tuyên bố vỡ nợ.

Cuối tháng Sáu này, Athens cũng cần phải đạt được đàm phán về một thỏa thuận tài chính dài hạn với các chủ nợ.

Để đạt được thỏa thuận này, Hy Lạp phải đồng ý một danh danh sách các cải cách toàn diện với phía đại diện của Ủy ban Châu Âu, Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF, Ngân hàng Trung ương châu Âu và Cơ chế bình ổn châu Âu (ESM), quỹ cứu trợ thường trực của Eurozone.

Một khi có được thỏa thuận với các tổ chức này, kế hoạch có thể được đưa ra thảo luận với các Thứ trưởng tài chính khu vực đồng tiền chung châu Âu – nhóm Eurogroup Working Group, và với sự chấp thuận của họ, sau đó sẽ được đệ trình lên nhóm các bộ trưởng tài chính.

Với sự ủng hộ của nhóm này đối về kế hoạch, ECB có thể tiếp tục cho phép các ngân hàng Hy Lạp được sử dụng trái phiếu Chính phủ như tài sản thế chấp trong hoạt động tái cấp vốn của ECB, giải pháp sẽ giải quyết ngay lập tức hầu hết các vấn đề tài chính.

Khi các các đạo luật cải cách được Quốc hội thông qua,các bộ trưởng tài chính của khu vực đồng euro có thể hướng dẫn quỹ cứu trợ ESM giải ngân phần còn lại khoản viện trợ của khu vực đồng euro – khoảng 1,8 tỷ euro. IMF cũng có thể giải ngân một phần trong số 3,5 tỷ euro trong gói cứu trợ sẽ hết hạn vào tháng 3/2016.

Hy Lạp sau đó có thể có đủ điều kiện để nhận 1,9 tỷ euro lợi nhuận từ việc ECB mua trái phiếu của Hy lạp từ năm 2010.

Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras (Ảnh: AFP)

Dưới đây là các cột mốc quan trọng trong đàm phán của Hy lạp thời gian tới:

Ngày 23/4 – Thủ tướng Đức Angela Merkel gặp Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras bên lề hội nghị thượng đỉnh EU. Sẽ không có sự đột phá nào như mong đợi nếu phía khu vực đồng euro không có đủ các dữ liệu tài chính do Hy Lạp cung cấp.

Ngày 24/4 – Các bộ trưởng tài chính khu vực đồng euro có cuộc gặp tại Riga. Họ dự kiến ​​sẽ đưa ra vấn đề giải ngân khoản tiền cuối cùng trong chương trình cho vay của EU và đưa ra hướng dẫn về cách thức tiến hành.

Ngày 29/4 – Cuộc thảo luận hàng tuần của ECB về mức độ và các điều khoản của gói hỗ trợ thanh khoản khẩn cấp (ELA) cho các ngân hàng Hy Lạp.

Ngày 30/4 – Hạn chót cho một thỏa thuận về gói cải cách toàn diện đã được thống nhất giữa Hy Lạp và các chủ nợ vào ngày 20/2 vừa qua.

Ngày 01/5 - Hy Lạp phải trả lại 200 triệu euro lãi suất nợ cho IMF, nhưng có thể trì hoãn đến ngày 4-5/5 do ngày nghỉ lễ dài của tháng 5.

Ngày 06/5 - Cuộc họp về chính sách phi tiền tệ của Hội đồng quản trị ECB.

Ngày 08/5 - Hy Lạp phải trả 1,4 tỷ euro trái phiếu kho bạc 6 tháng đến hạn.

Ngày 11/5 - Cuộc họp các bộ trưởng tài chính khu vực đồng euro tại Brussels. Một số quan chức cấp cao đã chỉ ra rằng cuộc họp này là mang tính quyết định bởi Hy Lạp có thể không có đủ tiền để thành toán khoản nợ lớn cho IMF vào ngày hôm sau. Hy Lạp cho biết vào ngày 22 tháng này sẽ có đủ tiền cho các khoản nợ Tháng 5 nhờ tháng nhờ sắc lệnh yêu cầu rút quỹ hoạt động của các cơ quan nhà nước chuyển vào Ngân hàng Trung ương.

Ngày 12/5 - Hy Lạp phải trả khoảng 750 triệu euro đợt đầu cho IMF.

Ngày 15/5 - Hy Lạp phải trả 1,4 tỷ euro trái phiếu kho bạc 3 tháng đến hạn.

Ngày 20/5 - Cuộc họp về chính sách phi tiền tệ của Hội đồng quản trị ECB.

Cuối tháng 5 - Hy Lạp phải trả khoảng 2,5 tỷ euro tiền lương và các khoản trợ cấp.

Ngày 3/6 - Cuộc họp về chính sách tiền tệ Hội đồng quản trị ECB.

Ngày 17/6 – Cuộc họp về chính sách phi tiền tệ của Hội đồng quản trị ECB.

Ngày 18/6 - Hội nghị các bộ trưởng tài chính khu vực đồng euro tại Luxembourg.

Ngày 25-26/6 - Liên minh châu Âu chủ trì hội nghị thượng đỉnh ở Brussels.

Ngày 30/6 – Hết hạn của thỏa thuận cứu trợ tài chính mở rộng giữa khu vực đồng euro và Hy Lạp, đồng nghĩa với việc kết thúc gói cứu trợ từ khu vực đồng euro. Kể từ đây về sau, Hy Lạp sẽ phải đàm phán một thỏa thuận mới từ đầu nếu muốn nhận được bất kỳ khoản cứu trợ nào từ khu vực này.

Thanh Hương (Theo Reuters)

Theo: ANTT/NĐT
Thích và chia sẻ bài viết này :
Tags :
Tin liên quan
Mọi góp ý tin bài cho chúng tôi vui lòng gửi vào email: antt.toasoan@gmail.com
Đang phổ biến