Tin liên quan
Thủ tướng Chính phủ vừa có chỉ thị về công tác điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và lập kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016 - 2020) cấp quốc gia.
Liên quan đến quỹ đất dành cho các khu kinh tế, khu công nghiệp, theo chỉ thị, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì cung cấp dự báo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước giai đoạn 2016 - 2020 làm cơ sở để điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và lập kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016 - 2020) cấp quốc gia; rà soát quy hoạch các khu công nghiệp, sân golf; quy hoạch phát triển các khu kinh tế ven biển, khu kinh tế cửa khẩu đến năm 2020; đề xuất danh mục các công trình, dự án có sử dụng đất giai đoạn 2016 - 2020 do Bộ quản lý theo từng đơn vị hành chính cấp tỉnh.
Đồng thời, Thủ tướng cũng giao Bộ Xây dựng rà soát quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị Việt Nam đến năm 2020; quy hoạch phát triển các khu đô thị, khu công nghệ cao, khu kinh tế, khu chế xuất trên phạm vi cả nước đến năm 2020; các chương trình, dự án khác có liên quan đến sử dụng đất; đề xuất danh mục các công trình, dự án có sử dụng đất giai đoạn 2016 - 2020 do Bộ quản lý theo từng đơn vị hành chính cấp tỉnh.
Hàng loạt các dự án KCN đã được mọc lên theo kiểu "phong trào"
Trước đó, trong cuộc họp Ban Chỉ đạo về phát triển Khu kinh tế (KKT), Khu công nghiệp (KCN) lần thứ 5 diễn ra vào hạ tuần tháng Ba dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải, câu chuyện về thực trạng quy hoạch, quản lý, xây dựng cũng như tính hiệu quả của các KCN, KKT đã khiến dư luận hết sức chú ý, đặc biệt là sau khi Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố một “danh sách đen” các dự án và KCN “sống dở, chết dở”.
Nhằm làm rõ và cung cấp cho bạn đọc những góc nhìn cận cảnh, đa chiều về hiện trạng các KCN, dự án KCN “ma” trên khắp cả nước, Tòa soạn An ninh Tiền tệ & Truyền thông cũng đã tiến hành khảo sát, tìm hiểu thực tế và thực hiện một loạt bài về những vấn đề này.
Câu chuyện về tính hiệu quả cũng như sự lãng phí đã trở thành một “tréo ngoeo” đại trà đến độ thuộc quen ở dặc dài các dự án “ma” khắp mọi miền đất nước. Những dự án nghìn tỷ, những quy hoạch hoành tráng, những hứa hẹn kỳ vĩ, những Cẩm Điền – Lương Điền, những Megastar, những Minh Quang, Hoàng Mai… tất cả cứ nhạt mờ, nhòa nhẹt và tan biến trong một cơn mơ công nghiệp đầy bất cập.
“Bờ xôi ruộng mật”, “tấc đất tấc vàng” cứ vì thế mà hóa thành lãng phí, mà theo như cách nói của GS. Đặng Hùng Võ là: “Chúng ta đã quá lãng mạn trong quy hoạch”.
Ninh Giang
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy