Tin liên quan
Thương vụ Nam A Bank - Eximbank đã bất thành?
Từ đầu năm tới nay, đặc biệt là thời gian gần đây, hoạt động tái cơ cấu ngân hàng đang diễn ra với tốc độ nhanh chóng mặt. Một loạt các thương vụ sáp nhập đã hoàn tất hoặc đang đi đến giai đoạn cuối như MDB sáp nhập vào MaritimeBank, MHB nhập vào BIDV, PGBank nhập vào VietinBank, Southern Bank nhập vào Sacombank. Bên cạnh đó còn có các trường hợp bị mua lại bắt buộc với giá 0 đồng như VNCB, OceanBank hay GP.Bank.
Và gần đây nhất là trường hợp của DongABank bị rơi vào diện kiểm soát đặc biệt, NHNN sẽ đình chỉ quyền, nghĩa vụ của một số lãnh đạo chủ chốt của nhà băng này, đồng thời cử các cán bộ có năng lực của BIDV sang điều hành, quản trị và kiểm soát DongABank.
Cùng với các nguồn tin chính thức, cũng có các “tin đồn” về tái cơ cấu hay sáp nhập thời gian qua như trường hợp SaigonBank nhập vào Vietcombank hay Nam A Bank sáp nhập với Eximbank. Thương vụ của SaigonBank dường như đã lặng đi khi Đại hội cổ đông của hai ngân hàng này không còn được nhắc đến các “đối tác tiềm năng”. Trong khi đó thương vụ Nam A Bank và Eximbank vẫn gây chú ý dư luận.
Khởi đầu của vụ Nam A Bank – Eximbank là một nguồn tin cho biết ngân hàng Nam Á sẽ nhận sáp nhập một ngân hàng lớn, và thông tin sau đó được cho là Eximbank. Đến trước thềm đại hội cổ đông của hai ngân hàng (Nam A Bank vào tháng 4, và Eximbank dự kiến ban đầu cũng là tháng 4), thông tin này được chứng thực hơn khi hai lãnh đạo chủ chốt của Nam A Bank là ông Trần Ngô Phúc Vũ – Tổng giám đốc, và ông Trần Ngọc Tâm – Phó Tổng giám đốc, cùng thôi nhiệm. Và ngay sau đó, hai cái tên này lại có trong danh sách ứng cử vào Hội đồng quản trị của Eximbank với “danh phận” đại diện cho hơn 20% cổ phần có quyền biểu quyết ở Eximbank.
Thế nhưng, sau 3 tháng trì hoãn vì chưa được NHNN phê duyệt vấn đề nhân sự, đến đại hội thường niên của Eximbank vào tháng 7 vừa qua, cổ đông của Eximbank vẫn chưa được bầu Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát nhiệm kỳ mới, mặc dù nhiệm kỳ cũ đã hết. Một đại hội cổ đông bất thường vào tháng 8 này, theo như lời của Thống đốc Nguyễn Văn Bình trả lời phỏng vấn báo chí, để các lãnh đạo mới của Eximbank ra mắt vẫn được cổ đông và thị trường trông chờ.
Liên quan đến đại diện ở Nam A Bank ứng cử vào HĐQT Eximbank, hồi đầu tháng 7 xuất hiện thông tin Vietcombank đã đóng dấu đi kèm chữ ký của ông Nghiêm Xuân Thành, chủ tịch HĐQT, xác nhận trong một Biên bản họp nhóm giữa các cổ đông Eximbank dồn toàn bộ số cổ phần có quyền biểu quyết ở Eximbank (8,2% vốn) cho một cá nhân đến từ Nam A Bank là ông Phúc Vũ. Tuy nhiên, trước ngày ĐHCĐ của Eximbank, tại buổi Hội nghị nhà đầu tư (17/7), đại diện Vietcombank đã phủ nhận thông tin này.
Sang đầu tháng 8, nhân buổi trả lời phỏng vấn của TBKTSG, Thống đốc NHNN cho biết, kết quả thanh tra Eximbank đã hoàn tất, NHNN sẽ thông qua số cổ phần của Vietcombank nắm giữ ở Eximbank và có thể đưa nhân sự của NHNN vào điều hành, quản lý.
Như vậy phần nào đã rõ, nếu đúng là Vietcombank ủy quyền cho Nam A Bank thì việc ủy quyền này sẽ không thực hiện được khi NHNN quyết định đưa nhân sự vào. Và theo kịch bản này, số cổ phần có quyền biểu quyết ở phía được cho là Nam A Bank cũng giảm đi một nửa.
Cho đến nay vẫn chưa có bất kỳ thông tin nào xác thực về thương vụ của hai ngân hàng. Tuy nhiên, khi đem vấn đề về mối quan hệ giữa hai bên cũng như hoạt động của Nam A Bank hiện nay hỏi một lãnh đạo cấp cao của Nam Á, vị này cho biết Nam A Bank sẽ đi tiếp con đường tự tái cơ cấu mà NHNN phê duyệt từ năm ngoái.
Vị lãnh đạo này còn cho biết thêm, Nam A Bank trước nay chưa hề có chủ trương nào về sáp nhập với ngân hàng khác, bao gồm cả Eximbank như đồn đoán. (Trong thực tế, tại đại hội cổ đông thường niên lẫn bất thường của Nam A Bank năm 2015, ngoài vấn đề về nhân sự xin từ nhiệm, hoạt động kinh doanh và kế hoạch thời gian tới, vấn đề sáp nhập với ngân hàng khác cũng không hề được lãnh đạo ngân hàng hay cổ đông nhắc đến).
Câu trả lời này như vậy đã cho thấy rõ về hướng đi tiếp theo của Nam A Bank. Tự tái cơ cấu nghĩa là tự vươn lên bằng nội lực và nền tảng những gì nhà băng này đã xây dựng trong thời gian qua.
Trong hoạt động tái cơ cấu hệ thống ngân hàng có nhiều phương thức, có ngân hàng lựa chọn cách sáp nhập, hợp nhất, nhưng cũng nhiều ngân hàng tự tái cơ cấu bằng việc tự tìm đối tác phù hợp hay nội lực của họ và đã rất thành công, có thể kể đến như TPBank hay NCB (Navibank cũ)…Nam A Bank được đánh giá là ngân hàng nhỏ nhưng nằm trong nhóm lành mạnh, an toàn, có tài sản thực, có nhóm cổ đông khá đồng thuận, vì vậy việc tự tái cơ cấu cũng không phải là phương án tồi trong bối cảnh hiện nay. Bên cạnh đó, Nam A Bank còn có dàn lãnh đạo được đánh giá là khá mạnh có thể lèo lái tốt ngân hàng trong thời gian tới như đã đi trong 2 năm vừa qua.
Nên đọc
Theo Tùng Lâm/Trí thức trẻ
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy