Tin liên quan
Thông tin trong Báo cáo “Tình hình tài chính và kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh năm 2014 của các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và doanh nghiệp có cổ phần, vốn góp của Nhà nước” mới được Chính phủ trình Quốc hội cho thấy, tổng lợi nhuận kế toán trước thuế của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước (TĐ & TCT) ghi nhận trong năm 2014 là 175.569 tỷ đồng, giảm 2% so với thực hiện năm 2013.
Trong đó, đứng đầu vẫn là Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) với 67.846 tỷ đồng, “gánh” 39% tổng lợi nhuận trước thuế của 08 Tập đoàn Kinh tế, 85 Tổng công ty Nhà nước và 26 Công ty mẹ - con.
Và trong số 118 TĐ & TCT còn lại thì cũng chỉ có vỏn vẹn 10 doanh nghiêp báo lãi “trăm triệu đô” (trên 2.000 tỷ đồng), bao gồm: TĐ Viễn thông quân đội – Viettel (42.184 tỷ đồng); TĐ Điện lực Việt Nam - EVN (5.351 tỷ đồng); TCT Mobifone (7.483 tỷ đồng); TĐ Bưu chính viễn thông – VNPT (6.373 tỷ đồng); TCT SCIC (6.009 tỷ đồng); TCT Máy động lực và máy nông nghiệp - VEAM (3.344 tỷ đồng); TCT Cảng Hàng không Việt Nam – Vietnam Airlines (3.308 tỷ đồng); TĐ CN Cao su Việt Nam - VRG(2.873 tỷ đồng); TĐ CN Than – Khoáng sản Việt Nam – Vinacomin (2.816 tỷ đồng);TCT Thương mại Sài Gòn - Satra (2.185 tỷ đồng).
Tuy nhiên, đó cũng mới chỉ là các kết quả thống kê mang tính chất “số tuyệt đối”, còn nếu tính theo “số tương đối” thì PVN, EVN, VNPT, VRG, Vinacomin, VEAM, Satra, SCIC hay Vietnam Airlines vẫn chưa phải phải là những doanh nghiệp khéo “đẻ” lãi nhất, chí ít là căn cứ trên lượng tiền mà nhà nước đã đổ vào (vốn chủ sở hữu).
Mobifone "khéo" dụng vốn nhà nước nhất trong năm 2014
Cụ thể, “top 6” doanh nghiệp sử dụng đồng vốn nhà nước hiệu quả nhất, tính theo chỉ số hiệu suất sinh lời ROE (tỷ suất Lợi nhuận trước thuế/Vốn chủ sở hữu), là: TCT Viễn thông Mobifone đạt 53%; TCT Thương mại Hà Nội đạt 44%; TĐ Viễn thông quân đội đạt 40%; TCT Truyền hình cáp VN đạt 35%; TCT Khánh Việt đạt 33%; TCT XD số 1 đạt 33%.
Trong khi đó, ở hướng ngược lại, cũng có không ít tập đoàn, tổng công ty đã trở thành gánh nặng cho nền kinh tế. Có thể kể đến 10 TĐ & TCT có lỗ phát sinh cao theo báo cáo hợp nhất trong năm 2014 như: TCT Hàng hải VN (3.179 tỷ đồng); TCT Lương thực Miền Nam (890 tỷ đồng); TCT 15 - BQP (508 tỷ đồng); Công ty TNHH MTV Haprosimex – Hà Nội (284 tỷ đồng); TCT XD nông nghiệp (31 tỷ đồng); TCT Máy và thiết bị công nghiệp (5 tỷ đồng); Công ty TNHH MTV Đầu tư và Du lịch Huế (3 tỷ đồng); TCT Cơ khí XD (0,521 tỷ đồng); TCT Thương mại Hà Nội (0,486 tỷ đồng); TCT ĐT PT Nhà Hà Nội (0,148 tỷ đồng).
Tính hết năm 2014, vẫn còn 19 TĐ & TCT còn lỗ lũy kế với tổng giá trị là 24.451 tỷ đồng.
“Sau quá trình tái cơ cấu, bước đầu một số TĐ,TCT đã hoạt động có hiệu quả và bù đắp lỗ lũy kế của các năm trước như TCT Cà phê VN đạt 80 tỷ đồng; TCT Truyền thông đa phương tiện -VTC đạt 77 tỷ đồng; TCT XD Trường Sơn đạt 70 tỷ đồng; Công ty Chế biến XNK-NSTP Đồng Nai đạt 43 tỷ đồng; TCT Chè VN đạt 1,5 tỷ đồng”, Báo cáo của Chính phủ cho hay.
Được biết, tỷ suất Lợi nhuận trước thuế/Vốn chủ sở hữu bình quân năm 2014 của các tập đoàn và tổng công ty nhà nước là 16%, Tỷ suất Lợi nhuận trước thuế/Tổng tài sản năm 2014 là 6,3%.
Ninh Giang
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy