Viettel thống lĩnh thị trường viễn thông; Vinaphone, Mobiphone rớt hạng
ANTT.VN – Từ 15/6/2015 Viettel là doanh nghiệp duy nhất thống lĩnh thị trường (gọi tắt là SMP) đối với dịch vụ thông tin di động mặt đất tại Việt Nam, bỏ xa các “ông lớn” trong ngành viễn thông trước đây như Mobiphone, Vinaphone
Tin liên quan
Ảnh: Internet
Theo đó, Điều 1 của Thông tư 15 về “Sửa đổi một số quy định của Thông tư số 18/2012/TT-BTTTT ngày 15/11/2012 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành danh mục doanh nghiệp viễn thông, nhón doanh nghiệp viễn thông có vị trí thống lĩnh thị trường đối với các dịch vụ viễn thông quan trọng” cho biết: Viettel là doanh nghiệp viễn thông có vị trí thống lĩnh thị trường, bao trọn cả 3 mảng dịch vụ điện thoại, nhắn tin và truy nhập Internet.
Đối chiếu với Thông tư số 18/2012 thì thấy rằng hai nhà mạng lớn khác là MobiFone và VinaPhone đều đã được đưa ra khỏi nhóm doanh nghiệp viễn thông SMP. Như vậy, nhóm doanh nghiệp không nằm trong SMP trước đây gồm Vietnammobile, Gtel nay có thêm sự gia nhập của Vinaphone và Mobilephone.
Sự xếp hạng này không phải do chủ quan mà hoàn toàn do đánh giá của thị trường viễn thông trong nước. Theo quy định hiện hành của Luật Cạnh tranh, doanh nghiệp được coi là SMP nếu có thị phần từ 30% trở lên hoặc có khả năng gây hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể. Một nhóm hai doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh thị trường nếu tổng thị phần đạt từ 50% trở lên. Trước đây, Vinaphone và Mobiphone luôn cùng đồng hành và chịu sự quản lý của một đơn vị là VNPT nên được coi là một nhóm doanh nghiệp viễn thông SMP.
Điểm khác biệt giữa doanh nghiệp SMP và không SMP ở chỗ: doanh nghiệp SMP sẽ bị quản lý chặt chẽ hơn, chẳng hạn như khi thay đổi giá cước và thực hiện khuyến mãi giảm giá dịch vụ thì sẽ phải đăng ký với Cục Viễn thông và chỉ được phép triển khai sau khi Cục chấp thuận. Biện pháp này nhằm hạn chế việc thao túng thị trường cũng như việc lợi dụng vị thế của doanh nghiệp lớn, ngăn chặn các doanh nghiệp mới tham gia vào thị trường. Trong khi, các doanh nghiệp không nằm trong nhóm SMP sẽ chỉ thông báo với Cục Viễn thông khi điều chỉnh giá cước và thực hiện khuyến mãi giảm giá đối với dịch vụ thông tin di động, cũng như không bị cấm ban hành giá cước thấp hơn giá thành.
Điều bất ngờ là Lãnh đạo Viettel tại Hội nghị Giao ban QLNN tháng 5/2015 của Bộ TT&TT vừa qua, đã đưa ra một kiến nghị đáng chú ý là “không nên rút nhà mạng nào ra khỏi Top 3 doanh nghiệp viễn thông SMP", với lý do "để tránh tình trạng người dùng nhao từ mạng này sang mạng khác". Theo vị lãnh đạo này, doanh nghiệp không SMP được nới lỏng quản lý hơn sẽ có điều kiện ban hành chính sách kích cầu thu hút hơn và sẽ hút khách hàng truyền thống của doanh nghiệp SMP, gây nhiễu loạn thị trường. Tuy nhiên, kiến nghị của Viettel đã bị Cục Viễn thông (Bộ TTTT) bác bỏ.
Hoàng Yến
Nên đọc
Theo: ANTT/NĐT
Thích và chia sẻ bài viết này :
Tags :
Tin liên quan
Mọi góp ý tin bài cho chúng tôi vui lòng gửi vào email: antt.toasoan@gmail.com
Nóng cùng chuyên mục
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
Đang phổ biến
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy