Tin liên quan
Nụ cười bí ấn của nàng Mona Lisa đã quyến rũ cả thế giới, tuy vậy, đây không phải là nụ cười bí ấn duy nhất mà danh họa thiên tài người Ý Leonardo da Vinci đã tạo ra. Các nhà nghiên cứu đã kiểm tra một bức tranh được Da Vinci vẽ trước bức “Nàng Mona Lisa”, đấy là bức “La Bella Principessa” (Nàng công chúa xinh đẹp) được ông tạo ra vào thời kỳ Phục Hưng. Nghiên cứu này đã làm sáng tỏ được bí quyết để tạo ra những nụ cười “không thể bắt được” của Da Vinci, theo đó danh họa đã sử dụng một thủ thuật thông minh để đánh lừa người xem.
Hai bức tranh "Mona Lisa” (trái) và “La Bella Principessa” (phải) của danh họa thiên tài người Ý Leonardo da Vinci
Các nhà nghiên cứu đã tìm ra rằng bằng thủ thuật pha trộn màu sắc một cách thành thạo, Da Vinci đã khai thác được tầm nhìn ngoại vi của người xem, theo đó, hình dạng miệng của nhân vật trong bức tranh sẽ thay đổi tùy theo điểm nhìn.
Theo một nghiên cứu của trường đại học Sheffield Hallam và Sunderland, khi nhìn thẳng trực tiếp vào bức tranh “La Bella Principessa”, khóe miệng của nàng Bianca trong tranh rõ ràng đang chếch xuống dưới, nhưng khi di chuyển mắt đến những vị trí khác trong tấm hình để quan sát những chi tiết khác, khóe miệng của nàng Bianca lại có cảm giác như đang đi lên, tạo ra một nụ cười mà chỉ có thể nhìn thấy một cách gián tiếp, tương tự như nụ cười của nàng Mona Lisa.
Kỹ thuật này được gọi là Sfumato, và đều có thể được nhìn thấy trong cả 2 bức "Mona Lisa" và "La Bella Principessa". Các nhà nghiên cứu cho biết, mặc dù đã có nhiều nghệ sĩ cố gắng sử dụng kỹ thuật tương tự, nhưng không ai làm được một cách chuyên nghiệp như Da Vinci.
Nụ cười nổi tiếng của nàng Mona Lisa
“Nụ cười sẽ biến mất ngay khi người xem cố gắng để ‘bắt nó’, chúng tôi đã đặt tên cho ảo ảnh thị giác này là ‘nụ cười không thể bắt được’” - Các nhà nghiên cứu Alessandro Soranzo và Michelle Newberry của Đại học Sheffield Hallam viết trong một bài báo đăng trên tạp chí Vision Research.
Để tìm hiểu xem ảo ảnh nụ cười trong những bức tranh của danh họa Da Vinci làm việc như thế nào, các nhà nghiên cứu đã tạo ra một thử nghiệm trong đó mọi người có thể xem các bức chân dung từ một khoảng cách xa hoặc nhìn thấy bằng một phiên bản mờ. Kết quả là những người tham gia đều nhất trí rằng "Mona Lisa" và "La Bella Principessa" đều xuất hiện hạnh phúc hơn từ một khoảng cách xa.
Các nhà nghiên cứu sau đó đã đưa ra cho các tình nguyện viên xem các biên bản của các bức tranh mà trên đó có gắn những hình chữ nhật màu đen được che phía trên mắt, miệng hoặc là che cả hai bộ phận này của nhân vật trong bức tranh. Điều này cho phép các nhà nghiên cứu xác định được rằng các ảo ảnh sẽ thay đổi như thế nào khi được gây ra chỉ một mình miệng.
Nhà nghiên cứu Alessandro Soranzo nói với tờ Discover: “Từ sự am hiểu thành thạo của Da Vinci về kỹ thuật này đã được ông sử dụng tiếp theo vào bức tranh nàng Mona Lisa, điều này có thể hiểu được rằng có sự một sự mơ hồ liệu rằng việc danh họa sử dụng kỹ thuật này là có chủ ý”.
Bức “La Bella Principessa” được cho là để miêu tả nàng Bianca Sforza, 13 tuổi, con gái của công tức Milan, Ludovico Sforza. Nàng Bianca đã kết hôn với một chỉ huy lực lượng Milan của cha mình. Tuy nhiên, nàng đã chết chỉ một vài tháng sau khi kết hôn, điều này phần nào tạo nên sự chua xót trong thần thái của nàng được biểu lộ trong bức chân dung.
Nhà nghiên cứu Soranzo còn nói thêm rằng, Da Vinci có thể đã thử nghiệm kỹ thuật này lần đầu tiên từ bức tranh trước đó của ông vào năm 1484, đấy là bức “Virgin of the Rocks”.
Bức “Virgin of the Rocks” được cho là bức tranh đầu tiên Da Vinci sử dụng kỹ thuật Sfumato
Nhà nghiên cứu Michael Pickard đến từ Đại học Sunderland cho biết: “Với những gì mà Leonardo biết được về những sự bất ổn xung quanh Milan vào thời điểm đó, có thể danh họa đã thấu hiểu được những căng thẳng nội tâm bên trong xen lẫn với sự ngây thơ trong sáng của một cô gái trẻ khi đứng trước ngưỡng cửa của cuộc đời mình và cuộc hôn nhân sắp tới của cô” “Cũng không quá khó để tin rằng Leonardo muốn nhìn thấy rằng đằng sau khuôn mặt, ông muốn nắm bắt bản chất tinh tế bên trong của cô gái, bằng cách sử dụng một thủ thuật mà ông đã quá nổi tiếng trong Mona Lisa”.
Phương Phương – Theo Dailymail
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy