Tin liên quan
Vốn lớn cho “Nhà bếp của thế giới”
Tín dụng tam nông có những bước đột phá
Mặc dù được đánh giá là khu vực sinh lời thấp do chi phí cao và đối diện với nhiều rủi ro khách quan, nhưng nếu so sánh với các năm trước thì trong vòng 3-4 năm trở lại đây, nguồn vốn tín dụng đổ vào lĩnh vực nông nghiệp nông thôn (NN-NT) đã có những cải thiện mạnh mẽ. Sự cải thiện này thể hiện ở 2 phương diện: thứ nhất, tổng nguồn vốn cho vay tăng mạnh; thứ hai, lãi suất cho vay đã liên tục giảm theo từng năm.
Trong thời gian từ đầu 2014 đến nay, thực hiện Nghị quyết 14/NQ-CP của Chính phủ về Chương trình cho vay thí điểm phục vụ phát triển nông nghiệp, NHNN đã chỉ đạo các TCTD thực hiện cho vay ở nhiều địa phương.
Cho đến nay, NHNN đã điều chỉnh giảm mạnh và liên tục mặt bằng lãi suất. Tính đến thời điểm cuối năm 2013, mặt bằng lãi suất cho vay đã ở mức thấp, chỉ bằng 50% mức lãi suất bình quân của năm 2011. Từ đầu năm 2014, NHNN tiếp tục điều chỉnh giảm đồng bộ các loại lãi suất. Theo đó, lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa đối với các lĩnh vực ưu tiên (trong đó có NN-NT) giảm 1%/năm, hiện phổ biến ở mức 7-8%/năm, thấp hơn lãi suất cho vay các lĩnh vực khác khoảng 2-3%/năm.
Nhận thấy việc tăng trưởng tín dụng ở các địa phương khu vực ĐBSCL còn nhiều rào cản khách quan như: quy hoạch chưa đồng bộ, thói quen sản xuất nhỏ lẻ còn phổ biến, chuỗi liên kết trong sản xuất còn lỏng lẻo; hoạt động xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu chưa được đầu tư thỏa đáng... ngành Ngân hàng đã có nhiều nỗ lực “đánh” thẳng vào các hạn chế này để tăng khả năng cho vay.
Ngoài ra, để tạo điều kiện cho các TCTD mở rộng mạng lưới tại các khu vực vùng sâu, vùng xa, NHNN cũng có chính sách ưu tiên cho các ngân hàng mở chi nhánh và phòng giao dịch tại các địa bàn NN-NT. Chỉ riêng trong hai năm 2012-2013, NHNN đã cho phép các TCTD thành lập 90 chi nhánh và nhiều điểm giao dịch trên địa bàn các tỉnh, thành nông nghiệp trọng điểm.
Song, do tính đặc thù của một vùng sản xuất hàng hóa, người dân ĐBSCL khi có tiền lại muốn tiếp tục đầu tư mở rộng nên tỷ lệ vốn huy động tại chỗ trên tổng vốn cho vay của hệ thống ngân hàng trong vùng luôn thiếu hụt. Theo sát Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp” của Chính phủ, từ đầu năm 2014, ngành Ngân hàng đã chủ động phối hợp với các bộ, ngành xây dựng, triển khai thí điểm các chương trình, chính sách nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp với quy mô sản xuất lớn. Đến nay đã có 13 DN với 15 dự án được xem xét lựa chọn cho vay thí điểm.
Hoa Liên
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy