Toshiba cho biết theo kế hoạch tái cấu trúc sửa đổi, tập đoàn này sẽ tách riêng mảng kinh doanh thiết bị, bao gồm cả hoạt động sản xuất chip bán dẫn. Dự kiến quá trình chia tách sẽ hoàn thành vào tháng 3/2024.
Vào tháng 11/2021, Toshiba đã công bố kế hoạch tách làm 3 phần: hạ tầng, thiết bị điện tử và chip bán dẫn. Cụ thể hơn, phần thứ 3 có chức năng quản lý cổ phần của Toshiba tại công ty bộ nhớ flash Kioxia Holdings và các tài sản khác.
Một số cổ đông của Toshiba đã công khai bày tỏ ý kiến bất đồng với kế hoạch này và cho rằng cần có biện pháp mạnh tay hơn để nâng cao giá trị của Toshiba, vốn đã phải vật lộn trên thị trường trong một thời gian dài. Các cổ đông bất đồng cũng nói rằng họ muốn việc chặn đứng các kế hoạch chia tách không đủ tốt trở nên dễ dàng hơn.
Trong một lá thư ngỏ gửi đầu tháng 1 vừa qua, một cổ đông quan trọng của Toshiba là 3D Investment Partners đã gọi kế hoạch chia tách là “kết quả của một quá trình sai lầm” và chưa giải quyết được những vấn đề tồn đọng của tập đoàn. 3D Investment Partners đã yêu cầu ủy ban đánh giá chiến lược của Toyota xem xét các phương án thay thế, bao gồm việc bán lại toàn bộ công ty cho một nhà đầu tư tư nhân.
Một cổ đông khác, Farallon Capital Management LLC, thì nói rằng Toshiba nên được 2/3 cổ đông chấp thuận thay vì chỉ một nửa để tiếp tục thực hiện kế hoạch chia tách. Tuyên bố của Farallon ngày 18/1 cho biết: “Vấn đề cốt lõi của Toshiba là sự thiếu lòng tin giữa lãnh đạo quản lý và các cổ đông, dẫn đến xung đột kéo dài trong 4 năm liền… Việc chính cổ đông phải nêu lên vấn đề này sau khi lãnh đạo quản lý [Toshiba] liên tục thất bại chỉ làm trầm trọng thêm tình hình.”
Paul Brough, giám đốc đứng đầu ủy ban đánh giá chiến lược của Toshiba, nói rằng kế hoạch chia tách mới phản ánh sự đóng góp ý kiến của cổ đông; và ban giám đốc tập trung vào việc tăng lợi nhuận cổ đông và bán lại các mảng kinh doanh không thiết yếu.
Trước đó, Toshiba đã thông báo sẽ bán 55% cổ phần trong một khoản liên doanh đầu tư về máy điều hòa cho đối tác Carrier Global Corp. với giá khoảng 868 triệu USD. Toshiba cũng cho biết có kế hoạch bán lại mảng kinh doanh thang máy và đèn chiếu sáng.
Toshiba đã trải qua nhiều biến động liên tiếp kể từ một bê bối về kế toán năm 2015; và hiện tại các cổ đông nước ngoài đang chiếm ưu thế. Căng thẳng giữa tập đoàn này và các cổ đông tăng lên sau khi một báo cáo xuất bản tháng 6/2021 kết luận rằng có bằng chứng cho thấy Toshiba cấu kết với quan chức chính phủ Nhật Bản để chèn ép tiếng nói của các cổ đông nước ngoài.
Tác giả: Tùng Phong
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy