Trung Quốc sẽ thí điểm đánh thuế bất động sản ở một số khu vực trong 5 năm (Ảnh: Reuters).
Theo hãng tin Tân Hoa Xã, Hội đồng Nhà nước Trung Quốc sẽ chọn các khu vực đầu tiên và thời điểm thực hiện thuế quan đối với đất đai cũng như các chủ sở hữu bất động sản nhà ở và thương mại.
Hãng tin này cho hay, những ngôi nhà ở nông thôn thuộc sở hữu hợp pháp sẽ được miễn đóng thuế trong chương trình thí điểm kéo dài 5 năm này trước khi Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc (NPC) phê duyệt thành luật và áp dụng trên toàn quốc.
Bộ Tài chính và Cục Thuế Nhà nước Trung Quốc sẽ soạn thảo các biện pháp và quy định liên quan cho chương trình thí điểm này, Tân Hoa xã cho biết.
Chuyên gia kinh tế độc lập Ma Guangyuan cho biết trong một bài đăng trên Weibo rằng, chương trình thí điểm này sẽ kéo dài 5 năm "ngụ ý rằng sẽ phải mất ít nhất 5 năm để sắc thuế này mới trở thành luật và áp dụng trên toàn quốc". "Điều hồi hộp lúc này là thành phố nào sẽ được chọn thí điểm và khi nào sẽ bắt đầu", ông Ma viết.
Theo hãng nghiên cứu Stansberry Churchouse Research, trong gần 4 thập kỷ qua, kể từ khi Trung Quốc chuyển nhà ở sang sở hữu tư nhân, nước này đã trở thành thị trường bất động sản lớn nhất thế giới, với 1.700 tỷ USD doanh số bán nhà mới vào năm 2017, lớn gấp 7 lần Mỹ.
Ý tưởng đánh thuế chủ sở hữu bất động sản không phải bây giờ mới có mà trong nhiều năm qua, chính phủ Trung Quốc đã muốn áp dụng biện pháp này để kiềm chế giá nhà tăng mạnh, phân phối lại của cải và tăng cường ngân sách nhà nước.
Thực tế chính quyền địa phương Thượng Hải và Trùng Khánh - 2 trong số những thành phố đông dân và giàu có nhất Trung Quốc - đã được chính quyền trung ương ủy quyền thu thuế bất động sản từ năm 2011 như một phần của kế hoạch kiềm chế "cơn sốt" giá nhà đất.
Tuy nhiên, theo truyền thông nhà nước Trung Quốc, ý tưởng mở rộng thí điểm đã bị hoãn một năm sau đó với lý do khó khăn về mặt kỹ thuật.
Gần một thập kỷ sau, theo sắc lệnh của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình về việc công dân chia sẻ cơ hội làm giàu, thuế tài sản lại một lần nữa được đưa ra như một công cụ chính sách khả thi.
Luật này vẫn nằm trong kế hoạch phát triển kinh tế Trung Quốc giai đoạn 5 năm từ 2021-2025, ngay cả khi chính phủ nước này đã trì hoãn nó trong chương trình lập pháp năm 2021 trong 2 năm liên tiếp. Các chuyên gia kinh tế cho rằng, khi nền kinh tế Trung Quốc đang vật lộn để phục hồi từ đại dịch thì ưu tiên của chính phủ nước này là khôi phục tăng trưởng.
Những nỗ lực triển khai việc đánh thuế bất động sản một lần nữa lại nổi lên vào tháng 5 vừa qua khi giá nhà đất tiếp tục tăng bất chấp loạt biện pháp hạn chế đầu cơ của chính quyền nước này. Nỗ lực này càng được thúc đẩy khi ông Tập lần đầu tiên xác nhận ý nghĩa của "thịnh vượng chung" trong cuộc họp hồi tháng 8 với các nhà lãnh đạo kinh tế Trung Quốc.
Yan Yuejin - Giám đốc Viện R&D Trung Quốc E-house có trụ sở tại Thượng Hải - cho rằng với sắc thuế này, việc sử dụng nhà đất sẽ được kiểm soát chặt chẽ, đặc biệt là các hoạt động đầu cơ bất động sản.
Về những thành phố nào được lựa chọn cho chương trình thí điểm, chuyên gia này cho rằng, tỉnh Chiết Giang có thể được đưa vào chương trình cải cách thuế này, đặc biệt là Hàng Châu.
Tác giả: Nhật Linh
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy