Tin liên quan
Mất cân bằng thương mại của Trung Quốc với phần còn lại của thế giới đang tăng do thặng dư tài khoản vãng lai của quốc gia này là một phần của nền kinh tế toàn cầu. Thặng dư tài khoản vãng lai phần lớn do thặng dư thương mại hàng hóa – lĩnh vực thiết lập kỷ lục trong năm nay.
Nói rộng hơn, các ngành công nghiệp dịch vụ mở ra ít cơ hội hơn cho các quốc gia khác, ngoại trừ sự bùng nổ trong du khách Trung Quốc. Điều đó khiến nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới này đóng góp ít hơn cho tăng trưởng toàn cầu so với dự đoán tiếp tục mở rộng tăng trưởng 7 % như trước đây.
"Trung Quốc vào năm 2015 đưa ra hai thách thức đối với các đối tác thương mại của mình," chuyên gia kinh tế của Bloomberg Intelligence ôngTom Orlik nói. "Thứ nhất, tăng trưởng đã chậm lại kéo theo nhu cầu cho tất cả mọi thứ từ quặng sắt đến túi xách sang trọng giảm. Thứ hai, thặng dư thương mại của Trung Quốc, đại diện cho nhu cầu vay mượn từ phần còn lại của thế giới, đã đạt mức kỷ lục."
Thặng dư tài khoản vãng lai của Trung Quốc so với tổng sản phẩm trong nước được dự báo sẽ tăng lên 2.7 % trong năm nay, so với mức 2.1 % trong năm ngoái, và giữ ở mức 2.5 % trong năm 2016 và năm 2017, theo các nhà kinh tế được khảo sát bởi Bloomberg.
Chắc chắn, cả thặng dư thương mại hàng hóa và thặng dư tài khoản vãng lai so với GDP đã giảm từ giữa những năm 2000. Nhưng bởi vì nền kinh tế của Trung Quốc hiện rất lớn , thương mại hàng hóa thặng dư so với nền kinh tế toàn cầu sẽ trì trệ hơn thay vì trở lại gần mức trước khủng hoảng.
Với Mỹ, vị trí thương mại hàng hóa là không cân bằng hơn bao giờ hết. Hiệp định hợp tác xuyên Thái Bình Dương, một hiệp định thương mại hiện nay không bao gồm Trung Quốc, thể hiện một phần phản ứng của Mỹ. Lợi thế thương mại với Mỹ cũng có nguy cơ căng thẳng do năm bầu cử của Mỹ sắp tới, ứng cử viên chạy đua vào “Nhà Trắng” thường tìm kiếm lợi thế bằng cách cam kết đưa việc làm lên hàng đầu và hứa hẹn một đường lối cứng rắn chống lại đối thủ cạnh tranh toàn cầu.
Trung Quốc đang chuyển dần sự phụ thuộc cả mình vào các ngành công nghiệp nặng. Điều đó được phản ánh bởi sự dịch chuyển giá cả hàng hóa toàn cầu từ dầu cho tới quặng sắt, do sự cắt giảm trong kim ngạch nhập khẩu của Trung Quốc.
"Một quá trình chuyển đổi sản xuất sang dịch vụ có thể làm tăng thặng dư thương mại hàng hóa, do Trung Quốc có ít nhu cầu về quặng sắt và các loại vật liệu khác để làm nhiên liệu cho ngành sản xuất hiện đang trì trệ," Derek Scissors, học giả tại viện doanh nghiệp Mỹ tại Washington, chuyên gia nghiên cứu nền kinh tế Trung Quốc và mối quan hệ thương mại với Mỹ cho biết.
"Còn tồn tại vấn đề về chuỗi cung ứng," Angel Ubide, thành viên cao cấp tại Viện Peterson về kinh tế quốc tế ở Washington nói. "Rất nhiều nhà xuất khẩu ở Trung Quốc trước đây từng là nhà chuyên nhập khẩu. Nếu Trung Quốc đang ngày càng tự túc, họ sẽ nhập khẩu ít đi."
Bên cạnh đó, Trung Quốc đang mua nhiều dịch vụ hơn là nó cung cấp cho các quốc gia khác. Thâm hụt thương mại dịch vụ tăng từ tỷ 9.3 tỉ đôla trong năm 2005 lên 159.9 tỉ đôla trong năm 2014, theo Cục Thống kê dữ liệu quốc gia, với hơn 100 tỷ đôla của sự thiếu hụt đó do dân Trung Quốc đi du lịch nước ngoài.
Suy nghĩ về việc tái cân bằng
Nhưng ngược lại, giả định rằng nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm sẽ lây lan gây ra sự mất cân bằng toàn cầu có thể cần phải được xem xét lại.
"Ý tưởng cho rằng người tiêu dùng Trung Quốc sẽ phát triển và đóng góp mạnh mẽ cho sự thịnh vượng toàn cầu phải được sửa đổi và có một nguy cơ cao cuối cùng nó có thể sẽ bị loại bỏ," ông nói.
George Magnus, một cố vấn kinh tế độc lập cao cấp của UBS Group AG trụ sở tại London, cho biết thặng dư tài khoản vãng lai của Trung Quốc đang trên đà tăng gấp đôi trong năm nay chiếm khoảng 4 % của GDP. Lý do chính của việc này không phải là năng lực xuất khẩu của Trung Quốc, kể từ khi họ đã và đang làm kém, đó là sự sụt giảm trong nhập khẩu, đặc biệt là hàng hoá , ông nói.
Thuý Anh- Theo Bloomberg
Nên đọc
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy