Tin liên quan
“Năm nay có thể đã tốt đẹp đối với tôi cũng như mọi người ở đây.”, ông nói.
“Chẳng có gì tốt đẹp đợi chờ chúng tôi trong những năm tới cả.”, ông rầu rĩ.
Tổng thống Putin đang ở trong gian đoạn khó khăn nhất kể từ khi lên nắm quyền năm 2000.
Viễn cảnh về một thời kì suy thoái dai đẳng đang là một thử thách thật sự đối với điện Kremli, khi mà chính phủ của ông Putin luôn đặt nhiệm vụ nâng cao đời sống người dân lên trên hết nhằm tìm kiếm sự ủng hộ của dân chúng trong hơn một thập kỷ qua.
“Giới kinh doanh cũng như đầu tư đang bày tỏ những lo ngại về viễn cảnh tiêu cực của kinh tế Nga, dẫn tới giảm sút trong vốn đầu tư và suy thoái ngày càng lan rộng trong nền kinh tế.”, cựu bộ trưởng Tài chính nước này ông Alexei Kudrin cho biết.
Áp lực về ngân sách đã khiến chính phủ Nga phải cắt giảm khoản chi tiêu 20 nghìn tỷ Rub hiện đại hóa quân đội, một bước đi mà tổng thống Putin đã theo đuổi từ lâu, một ưu tiên hàng đầu trong nỗ lực đưa nước Nga trở lại vai trò quyền lực toàn cầu như thời Liên bang Xô Viết.
Giá nhiên liệu giảm sâu trong 1 năm qua ảnh hưởng nghiêm trọng tới nền kinh tế Nga.
“Cuộc khủng hoảng này thực sự tồi tệ bởi sự dai dẳng của nó.”, Sergei Kolesnikov, giám đốc hãng sản xuất hàng tiêu dùng Tekhnonokol ở Moscow cho biết. Ông Kolesnikov đã dừng kế hoạch xây dựng một nhà máy mới trong bối cảnh doanh số bán lẻ ở nước này giảm mạnh trong 8 tháng đầu năm.
Đầu tư lao dốc
Xây dựng và tiêu dùng là những nạn nhân mới nhất trong cuộc suy thoái ở Nga. Sản lượng xây dựng giảm 8,1% kể từ đầu năm, xuống đáy 5 năm qua. Trong khi bán lẻ giảm 8,2%.
Trong khi đó, những nhà sản xuất kim loại và hàng hóa cơ bản tại quốc gia này đang phải vật lộn để trả nợ khi mà đã vay quá nhiều để nâng cấp cơ sở vật chất những năm trước đó, trong bối cảnh giá cả hàng hóa cơ bản trên thị trường thế giới tiếp tục đi xuống.
Đồng Rub đã giảm gần 40% so với USD trong 12 tháng qua.
Valery Mironov, phó giám đốc Trung tâm Phát triển tại Viện Kinh tế Moscow cho biết “giới doanh nghiệp đang giữ tiền của họ lại.”. Ông Mironov ước tính rằng mặc dù bị ảnh hưởng nặng nề từ chính sách cấm vận của phương Tây, các công ty Nga vẫn có khoản lợi nhuận lên tới 1 nghìn tỷ Rub (15 tỷ USD) trong năm nay và hoàn toàn có thể đầu tư vào các dự án mới hay mở rộng kinh doanh, tuy nhiên họ lại không làm vậy.
Ám ảnh đổ vỡ
Mikhail Levchuk, giám đốc của Argus-Spektr, một hãng sản xuất hệ thống an ninh tại Saint Petersburg cho biết ông đã đóng cửa 3 trong số 5 chi nhánh của trong ty trong năm nay nhằm tiết kiệm chi phí.
Nghi Điền (Theo Bloomberg)
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy