Đặc biệt, cuộc chạy đua để có 1 suất vào lớp 10 nóng hơn bao giờ khi khi chiều ngày 3/7, Sở GD&ĐT chính thức công bố hạ điểm chuẩn lở 35 trường công lập.
Năm học 2018 - 2019 là năm thứ ba Hà Nội duy trì song song hai hình thức tuyển sinh là trực tiếp và trực tuyến đối với các lớp mẫu giáo 5 tuổi, lớp 1 và lớp 6. Khác với mọi năm, việc tuyển sinh trực tuyến được sắp xếp theo độ tuổi và gọn hơn, diễn ra từ ngày 1 đến 9/7; việc tuyển sinh trực tiếp áp dụng từ ngày 13/7.
Phụ huynh ở bất kỳ đâu cũng có thể đăng ký tuyển sinh trực tuyến cho con, nếu không rõ về công nghệ hoặc không có máy tính kết nối internet thì có thể đến trường nhờ cán bộ tuyển sinh hỗ trợ.
Sở GD &ĐT thông tin, tuyển sinh trực tuyến vào lớp 1 năm học 2018 - 2019 bắt đầu từ 00h ngày 1/7 đến 24h ngày 3/7. Kết quả đã có 132.722 hồi sơ đăng ký thành công chiếm 86,75% số chỉ tiêu tuyển sinh trực tuyến.
Qua 3 ngày tuyển sinh trực tuyến, bộ phận quản trị hỗ trợ gần 120 cuộc gọi điện thoại của CMHS, trên 40 lượt hỗ trợ trực tuyến. Ghi nhận thấy hệ thống hoạt động ổn định, không có hiện tượng nghẽn mạng, giao diện của hệ thống thân thiện, thuận tiện cho CMHS đăng ký; CMHS nhầm mật khẩu hoặc mã học sinh giảm hơn hẳn những năm trước.
Từ 00h ngày 4/7 đến 24h ngày 6/7 hệ thống cho phép tuyển sinh trực tuyến trẻ 5 tuổi vào trường mầm non.
Trước ý kiến về việc xuất hiện dịch vụ hỗ trợ chỉnh sửa thông tin học sinh đăng ký tuyển sinh trực tuyến, ông Phạm Quốc Toản, Trưởng phòng Quản lý thi và Kiểm định chất lượng (Sở GD&ĐT Hà Nội) khẳng định: Từ cuối tháng 5, Sở GD&ĐT đã công bố hướng dẫn chi tiết về quy trình đăng ký tuyển sinh trực tuyến. Trong trường hợp cần chỉnh sửa thông tin, phụ huynh phải mang hồ sơ đến trường để cán bộ tuyển sinh đối chiếu, chỉnh sửa. Chỉ có cán bộ tuyển sinh của trường mới có quyền chỉnh sửa thông tin.
Phụ huynh, học sinh vào lớp 10 như ngồi trên “chảo lửa”
Nếu như thời gian học sinh TPHCM phải nộp hồ sơ nhập học được kéo dài 3 tuần, không phân biệt hồ sơ nộp sớm hay trễ thì tại Hà Nội, học sinh chỉ có 3 ngày để chuẩn bị và nộp hồ sơ.
Việc số lượng học sinh vào lớp 10 tăng hơn 22 nghìn học sinh so với năm trước, sự hạn chế về cơ sở vật chất trường, lớp công lập và sự lộn xộn trong tuyển sinh lớp 10 của một số trường ngoài công lập đã khiến phụ huynh chịu thêm áp lực.
Đỉnh điểm của sự bức xúc là việc Trường THCS và THPT Tạ Quang Bửu điều chỉnh mức điểm chuẩn 3 lần trong 2 ngày, ngoài ra còn thu phí ghi danh với mức 2 triệu đồng/thí sinh khiến phụ huynh nhập học cho con mà ngỡ “chơi chứng khoán”.
Sở GD&ĐT Hà Nội lập tức có công văn gửi hiệu trưởng Trường THCS và THPT Tạ Quang Bửu liên quan đến công tác tổ chức tuyển sinh lớp 10.
Theo công văn mới phát đi gửi hiệu trưởng Trường THCS và THPT Tạ Quang Bửu có ghi rõ: Sở GD&ĐT Hà Nội yêu cầu trường Tạ Quang Bửu nghiêm túc rút kinh nghiệm trong khâu tổ chức tuyển sinh, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho học sinh, cha mẹ học sinh, tránh gây căng thẳng, bức xúc trong dư luận xã hội.
Bên cạnh đó, Sở yêu cầu trường tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh có nguyện vọng rút hồ sơ, hoàn trả toàn bộ tiền lệ phí đã thu khi học sinh rút hồ sơ.
Khi kết thúc tuyển sinh, Sở yêu cầu trường nhanh chóng có báo cáo kết quả lên sở về toàn bộ công tác tuyển sinh.
Tương tự, một số trường ngoài công lập khác như THPT Đào Duy Từ, THPT Lương Thế Vinh... cũng được phụ huynh nhắc đến với nỗi bức xúc bởi những yêu cầu “có một không hai” như nộp hồ sơ gốc trước khi Sở GD&ĐT công bố điểm chuẩn, nộp học phí tháng đầu tiên và một số khoản tiền hỗ trợ cơ sở vật chất với mức trên 3 triệu đồng/thí sinh, cam kết không rút hồ sơ và học ổn định tại trường trong 3 năm học THPT...
Đỉnh điểm chiều ngày 3/7, Sở GD&ĐT Hà Nội công bố danh sách 35 trường công lập hạ điểm chuẩn vào lớp 10. Theo đó, điểm chuẩn của những trường này so với đợt 1 công bố thì hạ từ 0,5 điểm đến 4 điểm.
Cụ thể: Riêng với trường THPT Việt Đức, chỉ chương trình tiếng Đức hạ mạnh điểm chuẩn từ 48,5 xuống còn 44,5.
Các trường khác như Trường THPT Tây Hồ (1 điểm), THPT Thăng Long (0,5 điểm), THPT Yên Hòa (1 điểm), THPT Đoàn Kết - Hai Bà Trưng (0,5 điểm), THPT Chương Mỹ B (4 điểm)...
Sau đợt hạ điểm chuẩn này, chắc chắn sẽ có một đợt rút hồ sơ từ trường nọ sang trường kia, từ trường ngoài công lập về trường công lập. Và một cuộc giằng giữ, đi hay ở giữa phụ huynh nhà trường sẽ diễn ra như đợt đầu mà không kém phần căng thẳng.
Theo Tiền Phong
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy