Dòng sự kiện:
Uganda: Khỏa thân để giữ đất
03/06/2015 08:36:16
ANTT.VN – Để giữ lại đất của tổ tiên mình – phần bị chính quyền cho là đã xâm lấn vào đất của khu bảo tồn, nhiều phụ nữ tại một ngôi làng miền bắc Uganda đã khỏa thân – một hành động được coi là lời nguyền dành cho kẻ thù.

Tin liên quan

Tại ngôi làng ở miền bắc Uganda, một nhóm phụ nữ trung niên đã làm một hành động được coi là điều cấm kỵ trong văn hóa của họ để thể hiện sự tức giận, họ đã khỏa thân.

Trước sự góp mặt của hai bộ trưởng, quân đội, cảnh sát cùng hàng trăm người dân của ngôi làng, những người phụ nữ này đã trút bỏ dần quần áo.

Âm thanh “Lobowa, Lobowa” (trong tiếng địa phương có nghĩa là “đất của chúng tôi”) không ngừng được vang lên xen trong tiếng khóc.

Hình ảnh một người phụ nữ Uganda khóc lóc trong khi khoảng chục người khác đang thể hiện sự giận dữ bằng hành động khỏa thân

Người phụ nữ khỏa thân trước hàng trăm người

Trong văn hóa Acholi, hành động một người phụ nữ thoát y tại công cộng được cho là mang lời nguyền cho kẻ thù của mình

Sự việc trên diễn ra tại làng Apaa, huyện Amuru do tranh chấp đất đai đã lâu giữa chính quyền địa phương và người dân.

Hai bộ trưởng cùng các điều tra viên đã có mặt hôm đó để cắm mốc ranh giới đất, tuy nhiên những gì xảy ra đã ngoài sức tưởng tượng của họ. Một cảnh sát đã bỏ chạy khi định chụp ảnh thì một người phụ nữ bỗng lăn trên đất và giơ chân của bà lên.

Đối với những người Acholi ở miền bắc Uganda, hành động khỏa thân của phụ nữ hàm ý một điều vô cùng ghê gớm. Hơn tất cả những hành động kháng cự, hành động thoát y của phụ nữ ở đây mang ý nghĩa như một lời nguyền gửi đến đối thủ.

Cuộc tranh chấp đã diễn ra trong 10 năm trời.

Bà Magdalena Alum, trưởng làng Appa "Tôi hành động như vậy bởi tôi đã tổn thương quá nhiều. Con trai tôi Olanyah đã bị giết chết và giờ họ lại quay lại để duổi chúng tôi đi khỏi mảnh đất của tổ tiên"

Theo tổ chức động vật hoang dã Uganda (UWA) thì những người dân Appa cùng hàng ngàn người dân khác đang xâm lấn đất của một khu bảo tồn. Tuy nhiên, những người dân này thì không đồng ý và cho rằng đây là đất của tổ tiên mình.

Đối với những người phụ nữ đã quyết định thoát y hôm đó, chuyện không chỉ là vấn đề đất đai, mà còn là một cuộc biểu tình về những áp bức trong nhiều năm qua.

Bà Magdalena Alum 58 tuổi cho biết con trai mình đã bị bắn chết bởi chính quyền địa phương vào năm 2012.

"Tôi cởi quần áo vì tôi đã bị tổn thương quá nhiều. Con trai tôi Olanyah đã bị giết chết".

"Và bây giờ họ lại trở lại để đuổi chúng tôi đi khỏi mảnh đất của ông ta mình".

"Tôi có 15 con dê, bây giờ 8 trong số chúng đã bị giết và giờ đây, chính tôi cũng không còn lại gì".

Người phụ nữ 62 tuổi Karamela Anek, người cũng tham gia vào cuộc biểu tình cho biết con trai mình đã chết sau khi bị đánh đập.

"Nó đã bị đau ngực suốt một thời gian dài, cho đến khi nó qua đời vào hai năm sau đó".

Bà Anek cho biết mình sở hữu khoảng 5km2 và sẽ làm bất cứ điều gì để bảo vệ nó.

Ngôi làng Appa chỉ là một ví dụ về một các tranh chấp đất đai đang diễn ra ở miền bắc Uganda.

Để tìm hiểu về điều này, hãy cùng quay ngược 18 năm về trước, năm diễn ra các cuộc nổi dậy tại Uganda. Nhiều người Acholi thời điểm đó đã được đưa đến các trại của chính phủ để đảm bảo an toàn.

Tuy nhiên, vào ngày trở về,một điều lại đặt ra trước mắt họ. Đó là, liệu mảnh đất họ vẫn luôn coi là của mình có thực sự thuộc sở hữu của họ không.

Người Appa cho biết khoảng 21.000 người sẽ không có chỗ ở nếu bị đuổi đi

Tổ chức động vật hoang dã UAW dự tính dành 827 km vuông, diện tích bằng khoảng một nửa diện tích London để quy hoạch thành một công viên trò chơi, và ngôi làng Appa bị cho là đang xấm lấn lên khoảng đất này.  

John Makombo, giám đốc UWA cho biết: "Chúng tôi biết hành động của những người phụ nữ này ẩn chứa một thông điệp, và chúng tôi hiểu điều đó. Tuy nhiên, chúng tôi cần lấy lại mảnh đất, và khi đã hiểu ra vấn đề, họ sẽ biết sự thật là minh đang ở trên phần đất thuộc khu vực đã được quy hoạch”.

Chính phủ Uganda cho biết những người phải ra đi sẽ được bồi thường và sắp xếp chỗ ở tái định cư. 

Thanh Hương (Theo BBC)

 

Theo: ANTT/NĐT
Thích và chia sẻ bài viết này :
Tags :
Tin liên quan
Mọi góp ý tin bài cho chúng tôi vui lòng gửi vào email: antt.toasoan@gmail.com
Đang phổ biến