Tin liên quan
Cao tốc Nội Bài - Lào Cai (ảnh:tienphong.vn)
Trước hết, phải kể đến dự án đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai, theo ông Lê Kim Thành (nguyên Tổng giám đốc VEC) cho biết, đây là dự án đường cao tốc quy mô lớn nhất Việt Nam, với tổng chiều dài là 245km, đi qua Hà Nội, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai.
Diện tích giải phóng mặt bằng (GPMB) của Dự án là 2.062,38ha, đền bù GPMB cho 25.031 hộ dân, xây dựng 99 khu tái định cư, di dời, xây mới hàng trăm công trình công cộng, dự án cũng áp dụng chương trình phục hồi thu nhập cho 17.000 hộ dân cùnng hiều hạng mục lớn được thi công…
Ngay sau khi thông xe (ngày 21/9/2014) đến ngày 23/9/2014, tại km 83 địa phận Yên Bái đã xảy ra hiện tượng nứt, lún. Bộ GTVT và VEC đã có biện pháp xử lý khắc phục.
Cao tốc Tp.HCM - Long Thành - Dầu Giây (ảnh: zing.vn)
Tổng vốn đầu tư giai đoạn I là 20.630 tỉ đồng từ vốn vay thương mại (OCR) của ADB, ODA và vốn đối ứng của Chính phủ. Trong đó, dự án thành phần I thiết kế theo tiêu chuẩn đường đô thị, tốc độ thiết kế 80 km/giờ với 4 làn xe, rộng 26,5 m. Dự án thành phần II được thiết kế theo tiêu chuẩn đường cao tốc loại A, vận tốc thiết kế 120 km/giờ gồm 4 làn xe, chiều rộng mặt đường 27,5 m.
Dự án đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình: Đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình là tuyến cao tốc nằm trong chương trình phát triển mạng lưới đường cao tốc Việt Nam, tuyến cao tốc này nối hai đầu mối giao thông Hà Nội và Ninh Bình thuộc tuyến đường cao tốc Bắc Nam. Tuyến đường này có điểm đầu nối với đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ (tại Phú Xuyên) và điểm cuối gần thành phố Ninh Bình, nơi khởi đầu của đường cao tốc Ninh Bình - Thanh Hóa.
Cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình (ảnh: zing.vn)
Tuyến cao tốc có 14 cầu vượt sông, vượt nút giao và 8 nút giao khác mức với hệ thống giao thông hiện tại. Ngoài ra, dự án còn xây dựng các hệ thống đường gom, cống chui dân sinh, hệ thống kiểm soát giao thông.
Đường cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ đã được thông xe vào ngày 30/6/2012.
Dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành
Đường cao tốc Bến Lức - Long Thành bắt đầu từ nút giao giữa đường cao tốc Tp.HCM - Trung Lương và đường Vành đai 3, kết thúc tại nút giao với đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai) được đánh giá sẽ góp phần thúc đẩy nhanh sự phát triển kinh tế - xã hội giữa các tỉnh miền Tây và Đông Nam Bộ, là 1 trong 16 tuyến cao tốc thuộc trục cao tốc Bắc Nam phía Đông, nằm trong quy hoạch phát triển mạng lưới đường bộ cao tốc Việt Nam đến năm 2020 của Chính phủ.
Dự án này được Chính phủ phát lệnh khởi công xây dựng vào ngày 19/7/2014.
Dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi (nguồn:baogiaothong.vn)
Đây là dự án đường cao tốc đầu tiên ở miền Trung, được khởi công vào ngày 19/5/2013 và dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2017.
Trả lời báo chí, ông Trần Quốc Việt, Chủ tịch HĐTV VEC cho biết, sau khi thực hiện chuyển đổi mô hình tổ chức sang công ty cổ phần, VEC sẽ tập trung huy động nguồn lực xây dựng đường bộ cao tốc trong phạm vi cả nước, mục tiêu của VEC là trở thành đơn vị nòng cốt trong đầu tư và quản lý đồng bộ đường cao tốc.
Kỳ tới: Những "vết đen" trên các dự án của VEC...
Nên đọc
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy