Tin liên quan
Dự án "nuốt" hồ chứa nước tưới tiêu của dân
Dự án sân golf, dịch vụ Yên Dũng có tổng diện tích là 183,8 ha, đây là công trình sân golf kết hợp với khu khách sạn và nghỉ dưỡng đồng bộ nằm trên địa phận 02 xã Tiền Phong và Yên Lư (huyện Yên Dũng). Dự án có tổng mức đầu tư trên 1,6 nghìn tỷ đồng, do Công ty Cổ phần QNK Bắc Giang làm chủ đầu tư. Dự án được thiết kế bởi Công ty Albanexe Lutzke (Mỹ) là đơn vị chuyên thiết kế hệ thống sân golf trên toàn thế giới.
Để thực hiện dự án này, tỉnh Bắc Giang đã cho thu hồi diện tích lớn đất ở và đất sản xuất, trong đó có hồ chứa nước Bờ Tân.
Người dân bày tỏ sự lo lắng khi sân golf mới hình thành sẽ phải sử dụng một lượng lớn phân bón hóa học, thuốc trừ sâu độc hại; trong khi đó, sân golf Yên Dũng lại nằm gần nguồn nước sinh hoạt và khu dân cư, nên có nguy cơ các chất thải độc hại rất dễ chảy tràn ra lòng hồ hay thẩm thấu xuống đất về lâu dài dẫn đến hiểm họa ô nhiễm môi trường.
Theo người dân xã Tiền Phong, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang cho biết, hồ chứa nước Bờ Tân là do nhân dân dùng quỹ đất nông nghiệp để đắp nên hồ chứa nước, phục vụ cho sản xuất tưới tiêu cho hàng trăm mẫu lúa trong khu vực.
Khởi công dự án khi đất còn tranh chấp
Trong khi chưa giải quyết dứt điểm tranh chấp, xác định rõ ai là chủ sử dụng đất, chính quyền các cấp của tỉnh Bắc Giang đã vội vàng bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư triển khai dự án...
Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Nguyễn Văn Linh tặng hoa, chúc mừng đại diện chủ đầu tư
Ngày 23/5/2015, Công ty Cổ phần QNK Bắc Giang tổ chức Lễ khởi công Dự án sân golf, dịch vụ Yên Dũng có sự góp mặt của ông Nguyễn Văn Linh – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh cùng đại diện lãnh đạo một số đơn vị, sở, ngành liên quan và huyện Yên Dũng.
Trong khi các lãnh đạo cùng chủ đầu tư hồ hởi, vui mừng vì lễ khởi công tốt đẹp thì người dân vô cùng bức xúc vì những điểm bất thường trong việc bồi thường, GPMB của dự án này.
Một số thành viên Trung tâm Đầu tư trang trại đồi rừng (thuộc Công ty Nhân Nghĩa) ở xã Tiền Phong, Yên Dũng, Bắc Giang đã có đơn từ phản ánh bất cập diễn ra tại huyện Yên Dũng cụ thể: Ngày 20/11/1993, UBND huyện Yên Dũng có Quyết định số 318/QĐ-UB giao 64,8ha đất khu vực T3, thôn Bình An, xã Tiền Phong cho Công ty Nhân Nghĩa trồng rừng với thời hạn 50 năm. Ngay sau quyết định giao đất, Hạt Kiểm lâm huyện Yên Dũng đã bàn giao mốc giới cho Công ty Nhân Nghĩa để thực hiện trồng dứa, keo, chàm, vải thiều, bạch đàn…
Tuy nhiên, khi các thành viên Trung tâm Đầu tư trang trại đồi rừng tiến hành trồng cây trên đất được giao, UBND xã Tiền Phong và lãnh đạo thôn Bình An thời điểm đó lại ký tiếp một hợp đồng (sai thẩm quyền, trái luật định) giao cho Công ty Quản lý công trình đô thị Bắc Giang diện tích 2ha để làm bãi đổ rác. Số diện tích này theo xác định thuộc lô B và lô H do Công ty Nhân Nghĩa quản lý theo Quyết định 318, dẫn đến việc tranh chấp. Ngày 9/5/1996, Hạt Kiểm lâm huyện Yên Dũng đã vào cuộc và có Báo cáo số 11/KT-XM, kết luận Công ty Nhân Nghĩa đã cuốc đất, san ủi được 8ha (trồng cây được 2,8ha) nên đề nghị UBND huyện Yên Dũng thực hiện đền bù cây trồng đã có của Công ty Nhân Nghĩa khi giao 2ha cho đơn vị khác khai thác sử dụng.
Điều đáng nói, ngoài việc giao chồng chéo 2 ha đất cho Công ty Quản lý công trình đô thị Bắc Giang, thời điểm năm 1993, UBND xã Tiền Phong còn tiếp tục giao hàng chục ha đất ở khu vực T3 cho nhiều hộ cá nhân địa phương quản lý, sử dụng trồng rừng. Đến năm 1997, UBND huyện Yên Dũng cấp GCNQSDĐ cho các hộ dân. Theo các thành viên Trung tâm Đầu tư trang trại đồi rừng, thì chính việc giao chồng chéo của chính quyền địa phương khiến cho tình hình sử dụng đất đồi rừng khu vực T3 xảy ra tranh chấp kéo dài.
Theo thông tin trên báo Lao động Thủ đô, Đào Văn Nghị, thành viên Công ty Nhân Nghĩa cho biết, “Vì Quyết định 290 không chỉ rõ thu hồi đất để giao cho ai và UBND huyện Yên Dũng không thực hiện kê khai tài sản trên đất nên Công ty Nhân Nghĩa tiếp tục cuốc đất, san đồi, trồng rừng với diện tích khoảng 30ha. Tuy nhiên, ngày 7.12.2015, chúng tôi vô cùng bất ngờ khi thấy lực lượng chính quyền đến khu đất mà chúng tôi đang trồng cây để chặt cây, san ủi mà không hề có thông báo hay quyết định thu hồi, bồi thường tài sản trên đất. Sau này hỏi ra mới biết, chính quyền thu hồi phần diện tích này để giao cho Công ty Cổ phần QNK Bắc Giang thực hiện dự án xây dựng sân golf”.
Cũng theo các thành viên của Công ty Nhân Nghĩa, khi thấy việc san ủi, chặt phá cây trái pháp luật, mọi người đã có ý kiến nhưng UBND huyện Yên Dũng không trả lời. Đặc biệt hơn, khi tìm hiểu, mọi người mới biết UBND huyện đã bồi thường hàng tỷ đồng cho những người khác mà thực chất số cây này được Công ty Nhân Nghĩa trồng từ năm 1993 đến nay.
“Ngoài việc chặt phá cây, Công ty Cổ phần QNK Bắc Giang còn tiến hành đốt rừng khiến ngọn lửa cháy lan sang vườn nhà người dân khác không thuộc dự án. Thấy vườn bị cháy, ông Sinh đã lên dập lửa và bị chết cháy. Điều lạ là, gần 3 tháng đã trôi qua, cơ quan chức năng đã vào cuộc. Tuy nhiên, cho đến nay cái chết của ông Sinh vẫn “nằm trong bí ẩn” khi gia đình nạn nhân không được thông báo nguyên nhân của vụ việc”, ông Đào Văn Phượng, một người dân ở xã Tiền Phong cho biết.
PV
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy