Việt Nam đứng đầu thế giới về nguy cơ nhiễm mã độc
ANTT.VN – Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XIII, sáng nay, Quốc hội thảo luận tại hội trường dự thảo Luật An toàn thông tin. Một trong những vấn đề nổi cộm được các đại biểu thảo luận sôi nổi nhất là vấn đề mất an toàn thông tin mạng do bị nhiễm mã độc, bị đánh cắp, bị sử dụng sai mục đích.
Tin liên quan
Việt Nam nằm trong nhóm đầu các nước có nguy cơ nhiễm mã độc (ảnh: internet)
Đại biểu Phạm Trọng Nhân (Bình Dương) có bài phát biểu rất dài và quyết liệt xung quanh vấn đề này, đặc biệt là vấn đề thông tin bị đánh cắp ngoài ý muốn. Ông Nhân cho rằng: “Khoản 1, Điều 28 có ghi: "cá nhân có trách nhiệm tự bảo vệ thông tin cá nhân của mình và tuân thủ quy định của pháp luật về cung cấp thông tin cá nhân sau khi sử dụng dịch vụ trên mạng" nội dung "cá nhân có trách nhiệm" là không sai. Tuy nhiên, dạo quanh thị trường các thiết bị di động chúng ta dễ dàng nhận thấy các cửa hàng bày bán công khai những loại điện thoại thông minh, cấu hình vô cùng mạnh, nhưng giá vô cùng rẻ, xuất xứ từ Trung Quốc. Điện thoại của các thương hiệu nổi tiếng từ cao cấp đến bình dân đều có bo mạch, chíp xử lý cũng được gia công từ quốc gia này… Nhiều mã độc được cài vào một cách có chủ đích, có thể gây ảnh hưởng đến bất kỳ thiết bị nào kết nối với chúng, cũng có nguồn gốc từ quốc gia này đang được lưu hành và bày bán công khai trong cả nước…Trước thực trạng đó, việc đòi hỏi người dùng phải thông minh, phải hiểu biết và có trách nhiệm để tự bảo vệ thông tin cho chính mình khi sử dụng dịch vụ và các thiết bị vừa nêu, xem ra là quy định đánh đố cần phải xem lại”.
Theo ông Nhân, trách nhiệm thuộc về cơ quan kiểm soát cho phép nhập khẩu và bày bán các thiết bị này.
Ngoài ra, đại biểu Phạm Trọng Nhân cũng nêu một thực trạng về quản lý thiết bị lỏng lẻo trong các cơ quan quản lý và lấy dẫn chứng: “Theo báo cáo của Hiệp hội an toàn thông tin có đến 81% đơn vị cho phép nhân viên sử dụng điện thoại thông minh, máy tính bảng để truy cập vào mạng nội bộ. Con số này trong các cơ quan hành chính nhà nước còn cao hơn rất nhiều. Tuy nhiên, trong số đó có đến 74% chưa có giải pháp quản lý các thiết bị bảo mật kiểm soát về hệ thống. Giải pháp phổ biến hiện nay chỉ đa phần là cài password để hạn chế truy cập”. Đây chính là nguyên nhân mà Việt Nam bị xếp vào nhóm các quốc gia có nguy cơ nhiễm mã độc cao nhất thế giới - đại biểu Nhân khẳng định.
Để giải quyết vấn đề này, đại biểu Đỗ Mạnh Hùng (Thái Nguyên) đề xuất: Cần chú trọng về quản lý nhà nước đối với an toàn thông tin. Cụ thể là “cần nghiên cứu quy định về việc bố trí kinh phí ngân sách cho đảm bảo an toàn thông tin. Bởi vì, đảm bảo an toàn thông tin cũng giống như phòng cháy, chữa cháy hoặc như phòng bệnh, chữa bệnh. Có khi chi cho dự phòng còn tiết kiệm, an toàn hơn khi đã xảy ra sự cố. Phòng cháy thì ít tiền, nhưng để xảy ra cháy và chữa cháy thì vô cùng tốn kém, phòng bệnh thì ít tiền nhưng để xảy ra dịch bệnh, xảy ra bệnh thì vô cùng tốn kém, tôi nghĩ đảm bảo này cũng vậy”.
Tại Điều 29 về thu nhập sử dụng thông tin cá nhân, hiện có 3 khoản, đại biểu Nguyễn Thanh Phương (Cần Thơ) kiến nghị bổ sung khoản thứ 4 quy định về trách nhiệm, cá nhân, tổ chức thu thập thông tin, nhưng sử dụng sai mục đích ban đầu và làm phát tán thông tin cá nhân khi không được phép của người cung cấp thông tin.
Đại biểu Hoàng Thị Hoa (Bắc Giang) phản ánh “hiện tượng cá nhân khi sử dụng điện thoại di động xảy ra tình trạng mỗi ngày phải nhận hàng chục, thậm chí đến hàng trăm tín nhắn, quảng cáo sim, hoặc quảng cáo các nội dung về bất động sản ... đã ảnh hưởng không nhỏ tới các cá nhân khi sử dụng dịch vụ viễn thông. Hiện tượng này đã và đang gây nhiều bức xúc trong dư luận mà chưa có biện pháp thích hợp để giải quyết”.
Đa số ý kiến các đại biểu đều thống nhất rằng Quốc hội cần phải xem xét kỹ lưỡng, bổ sung, hoàn thiện Luật An toàn thông tin để khắc phục các điểm yếu và thiếu trên.
Theo tiến độ, nếu được Quốc hội thông qua vào tháng 10 tới, Luật An toàn thông tin sẽ có hiệu lực từ 1/1/2017.
Theo Báo cáo của hãng bảo mật Kaspersky và Symantec, Việt Nam đứng thứ 3 sau Nga và Ấn Độ về số người dùng di động bị mã độc tấn công nhiều nhất thế giới. Năm 2014 có 1,4 triệu vụ tấn công người dùng bằng mã độc trên Android, tăng gấp 4 lần so với năm 2013. Việt Nam cũng đứng thứ 6 trên thế giới về số lượng địa chỉ IP trong nước được dùng tổng các mạng máy tính ma tấn công nước khác. Về việc phát tán tin nhắn rác, Việt Nam đứng thứ 7 toàn thế giới. Nguy cơ mất an toàn thông tin ở mức báo động khi có gần 50% người dùng có nguy cơ nhiễm mã độc khi sử dụng Internet trên máy tính, xếp hạng 4 trên toàn thế giới. Việt Nam còn đứng đầu thế giới về nguy cơ bị nhiễm mã độc, phần mềm độc hại cục bộ (qua USB, thẻ nhớ…) với gần 70% người dùng máy tính có nguy cơ cao bị lây nhiễm. Ông Vũ Quốc Khánh, Giám đốc Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam (VNCERT) cho biết: quý I/2015, phát hiện hơn 1,2 triệu (IP) mã độc trong các máy tính ở VN. (Nguồn: khoahoc.tv) |
Hoàng Yến
Theo: ANTT/NĐT
Thích và chia sẻ bài viết này :
Tags :
Tin liên quan
Mọi góp ý tin bài cho chúng tôi vui lòng gửi vào email: antt.toasoan@gmail.com
Nóng cùng chuyên mục
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
Đang phổ biến
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy