Việt Nam không nhập lậu 20 tỷ USD từ Trung Quốc
13/06/2015 10:31:43
Lãnh đạo Vụ Thống kê thương mại cho hay mức chênh lệch 20 tỷ USD trong con số nhập khẩu từ Trung Quốc không chỉ do nhập lậu mà còn nhiều nguyên nhân khác.

Tin liên quan

Trên diễn đàn Quốc hội mới đây, đại biểu Mai Hữu Tín (Bình Dương) cho hay thống kê Việt Nam ghi nhận năm 2014 nhập khẩu từ Trung Quốc là 43,7 tỷ USD, song phía Trung Quốc lại cho biết đã xuất khẩu sang Việt Nam 63,7 tỷ USD. Điều này đồng nghĩa đã có 20 tỷ USD hàng hóa chưa được thống kê. Nhiều chuyên gia cũng như đại biểu Mai Hữu Tín cho rằng 20 tỷ USD này là hàng hóa nhập lậu từ Trung Quốc vào Việt Nam. Xung quanh vấn đề này, bà Lê Thị Minh Thủy - Vụ trưởng Vụ thống kê Thương mại (Tổng cục Thống kê) đã có một số trao đổi với báo chí.

Bà lý giải như thế nào về ý kiến cho rằng con số chênh lệch 20 tỷ USD là hàng nhập lậu từ Trung Quốc, trong đó có hàng tỷ USD là nông sản, quần áo may sẵn?

Theo tôi, 20 tỷ USD chênh lệch nhập khẩu không hoàn toàn do nhập lậu. Về lý thuyết, xuất khẩu của nước A sẽ phải tương ứng với nhập khẩu của nước B trong quan hệ thương mại song phương, tuy nhiên trường hợp này là rất hiếm do sự khác biệt về thời điểm, phạm vi, trị giá thống kê và nước đối tác. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hoạt động gia công, mua đi bán lại hàng hóa phát triển mạnh thì chênh lệch số liệu ngày càng lớn, ngay cả khi áp dụng cùng phương pháp. Số liệu của Việt Nam với Trung Quốc cũng như vậy.

Lãnh đạo Vụ Thống kê Thương mại cho biết có nhiều nguyên nhân gây ra sự chênh lệch số liệu giữa hai nước, đặc biệt là do nguyên tắc ghi nhận xuất xứ.

Chẳng hạn, năm 2014, Việt Nam ghi nhận nhập khẩu từ Hong Kong một tỷ USD, nhưng phía đối tác ghi nhận xuất sang nước ta tới 8,8 tỷ USD. Nguyên nhân là do một lượng lớn hàng hóa từ Hong Kong sang Trung Quốc nhưng được vận chuyển qua Việt Nam bằng con đường tạm nhập tái xuất, quá cảnh hoặc chuyển khẩu. Phía Việt Nam không thống kê những hàng hóa này, nhưng phía Trung Quốc lại ghi nhận là xuất khẩu sang Việt Nam.

Hay ở Hải Phòng, tôi được biết có những container vô chủ, đương nhiên hàng hóa đó từ Trung Quốc khi sang Việt Nam sẽ không có tờ khai hải quan nhập khẩu, phía Việt Nam không ghi nhận nhập khẩu, nhưng phía đối tác sẽ tính là xuất khẩu.

Ngoài ra, còn có nguyên nhân do gian lận thương mại. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam khi nhập khẩu hàng hóa, đặc biệt là hàng có thuế suất cao đã thông đồng với doanh nghiệp đối tác khai giá thấp để hưởng lợi. Ngược lại, các doanh nghiệp Trung Quốc cũng có thể khai giá trị cao để hưởng thuế khấu trừ lớn.

Nói như vậy nhưng chúng tôi cũng không loại trừ do hoạt động nhập lậu vào Việt Nam, đây chỉ là một phần. Với biên giới đường bộ dài, hàng hóa vào Việt Nam qua đường tiểu ngạch, cư dân biên giới rất lớn. Trong trường hợp Trung Quốc kiểm soát tốt hoạt động biên giới mà Việt Nam không làm được thì sẽ xảy ra chênh lệch. Tuy nhiên, trên thế giới, các nước đều không thống kê được con số ngầm này, một số nước như Italy có tính toán nhưng cũng chỉ đưa vào khoản mục riêng là nhóm kinh tế ngầm.

Giai đoạn 2011 - 2013, mức chênh lệch này chỉ là 4,5-11,7 tỷ USD, theo bà, nguyên nhân tại sao mức chênh lệch năm 2014 lại đột biến so với những năm trước?

Đây cũng là điều chúng tôi băn khoăn. Trước năm 2010, số liệu chênh lệch không lớn, nhưng sau khi chuyển sang tính theo nguyên tắc xuất xứ, con số này ngày càng giãn ra. Hai năm qua, lượng hàng gia công, thiết bị lắp ráp của Việt Nam với Trung Quốc nhiều, điều này cho thấy sự khác biệt về nước xuất xứ tác động rất mạnh.

Việc hội nhập sâu rộng cũng gây ảnh hưởng không nhỏ. Năm 2010, Hiệp định thương mại tự do giữa các nước ASEAN 6 với Trung Quốc có hiệu lực. Dù Việt Nam phải đến năm 2015 mới thực hiện đầy đủ, nhưng ngay từ 2012 - 2013 xuất nhập khẩu giữa Trung Quốc với một số nước ASEAN có sự chênh lệch lớn, lên tới hơn 50 - 60%.

Trong tương lai, hàng hóa từ Trung Quốc vào Việt Nam sẽ còn lớn hơn. Quốc gia này cũng rất biết tận dụng các cơ hội giảm thuế và tính toán mức thuế suất để hưởng lợi cao nhất từ xuất xứ. Tuy nhiên, hiện chưa thể khẳng định chắc chắn độ rủi ro từ việc này.

Với con số nhập lậu chưa được thống kê, điều này sẽ ảnh hưởng thế nào tới bức tranh xuất nhập khẩu của cũng như GDP?

Những năm qua, dù Việt Nam xuất siêu nhưng chúng tôi cũng không tung hô, vì phải xem xét điều này có bền vững không. Hằng năm, Tổng cục Thống kê đều lưu ý đến việc nhập lậu, nhưng lượng hóa được con số là bao nhiêu rất khó, dù nhãn tiền chúng ta đều thấy. Điều này đòi hỏi phải có các nguồn tin cậy và phương pháp ước tính. Hiện tại, chúng ta mới chỉ có thể cảnh báo về việc này.

Tình trạng chênh lệch số liệu của Việt Nam với các nước khác ra sao, thưa bà?

Ngoài Trung Quốc, chênh lệch số liệu nhập khẩu của Việt Nam với xuất khẩu từ Hong Kong, Singapore khá lớn, bởi đây là hai cảng tự do. Với các nhóm nước phát triển, chênh lệch số liệu không đáng kể.

 

Hong Kong

Singapore

Hàn Quốc

Nhật Bản

Mỹ

Đức

Pháp

Australia

Chênh lệch số liệu xuất khẩu từ Việt Nam và nhập khẩu của đối tác (tỷ USD)

2010

-0,5

0,5

-0,2

-0,5

-1,7

-1,5

-0,8

-0,1

2011

-0,3

0,5

-0,2

-0,5

-1,5

-2,2

-1

-0,3

2012

-1

0,1

-0,1

-2

-1,7

-2,5

-1,1

-0,1

2013

-1

-0,4

-0,5

-0,7

-2,1

-2,7

-1,5

-0,2

2014

-0,3

-

-

-

-

-2,9

-

-0,5

Chênh lệch số liệu nhập khẩu của Việt Nam với xuất khẩu của đối tác (tỷ USD)

2010

-3,5

-3,3

0,1

0,8

0,1

-0,2

0,1

0,1

2011

-5

-3,8

-0,3

0,8

0,2

-0,4

0,2

0

2012

-5,6

-3,7

-0,4

0,9

0,2

-0,2

0,8

-0,1

2013

-8,4

-5,2

-0,4

1

0,2

0,5

0,1

-0,4

2014

-7,7

-

-

-

-

0

-

-0,7

Nguồn: GSO và UNComtrade

Vậy số liệu của Trung Quốc với các đối tác khác như thế nào?

Mức chênh lệch của Trung Quốc với 5 đối tác ASEAN không có chung đường biên giới cũng khá lớn và ngày càng tăng, tương tự như Việt Nam. Chẳng hạn, năm 2013, xuất khẩu của Trung Quốc cao hơn lượng nhập khẩu Malaysia ghi nhận là 12 tỷ USD, Indonesia là 7,1 tỷ USD, Philippines 11,3 tỷ USD. Nhập khẩu của Trung Quốc cao hơn xuất khẩu của Thái Lan 11,3 tỷ US, Malaysia 29,4 tỷ USD, Indonesia là 8,8 tỷ USD và Phillippnes là 11,6 tỷ USD.

Để lý giải nguyên nhân chênh lệch, các nước thường phối hợp rà soát số liệu với nhau. Giả sử, xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ thấp hơn nhiều so chiều nhập khẩu ghi nhận. Năm 2000, mức chênh lên tới 50 tỷ USD, tương đương 50%. Do đó, năm 2008, Mỹ và Trung Quốc đã thành lập một ủy ban rà soát để phân tích. Những lý do được chỉ ra là do khác nhau về phương pháp, về lượng hàng hóa giao dịch qua một nước hay lãnh thổ thứ ba...

Vậy theo bà, Việt Nam nên biện pháp gì để hạn chế mức chênh lệch này?

Trung Quốc là đối tác thương mại lớn của Việt Nam và hai nước có chung đường biên giới dài. Tuy nhiên, hiện chưa có sự rà soát bài bản giữa hai nước. Tôi cho rằng cần thiết lập cơ chế để cơ quan hải quan hai nước làm việc với nhau, tìm ra các vấn đề về nguyên nhân và khắc phục chênh lệch số liệu.

Theo Vnexpress.net

Theo: ANTT/NĐT
Thích và chia sẻ bài viết này :
Tags :
Tin liên quan
Mọi góp ý tin bài cho chúng tôi vui lòng gửi vào email: antt.toasoan@gmail.com
Đang phổ biến