Mới đây, Công ty Cổ phần Cà phê Gia Lai (UPCoM: FGL) vừa công bố thông tin về việc ông Trịnh Đình Trường - Chủ tịch HĐQT và vợ là bà Lê Thị Thanh Tình đã hoàn tất đăng ký bán toàn bộ số cổ phiếu FGL đang nắm giữ.
Với lý do thoái vốn, Chủ tịch Trịnh Đình Trường bán toàn bộ 738.505 cổ phiếu FGL, tương đương với tỉ lệ 5,03%. Với cùng mục đích, vợ ông Trường là bà Lê Thị Thanh Tình đã bán toàn bộ 1 triệu cổ phiếu, tương đương 6,81% theo phương thức giao dịch khớp lệnh hoặc thỏa thuận.
Sau khi hoàn tất giao dịch, vợ chồng ông Trường đã giảm sở hữu tại FGL xuống 0% và không còn là cổ đông lớn tại đây.
Trên thị trường, cổ phiếu FGL có giá chốt phiên ngày 17/5 là 11.000 đồng/cổ phiếu. Như vậy, vợ chồng Chủ tịch HĐQT dự kiến đã thu về hơn 19 tỷ đồng sau khi hoàn tất giao dịch trên.
Cổ phiếu FGL liên tục đi ngang trong thời gian qua, giữ nguyên ở mức 11.000 đồng/cổ phiếu.
Tại một diễn biến khác, trong khoảng thời gian trên, cổ đông lớn của công ty là Công ty Cổ phần Năng lượng Nghĩa Hưng cũng bán ra 160.762 cổ phiếu nhằm giảm tỉ lệ sở hữu. Sau khi hoàn tất giao dịch, cổ đông lớn Năng lượng Nghĩa Hưng giảm sở hữu xuống còn 23,09%, tương đương gần 3,4 triệu cổ phiếu.
Cũng cùng khoảng thời gian trên, bà Nguyễn Thị Thu Vân - cổ đông lớn công ty - đã hoàn tát giao dịch mua 1,899 triệu cổ phiếu, nâng tỉ lệ sở hữu tại Cà phê Gia Lai lên 19,6%, tương đương 2,8 triệu cổ phiếu. Đáng chú ý, số cổ phiếu được bà Vân mua bằng với số cổ phiếu được vợ chồng Chủ tịch HĐQT và Công ty Cổ phần Năng lượng Nghĩa Hưng bán ra.
Tại thời điểm 31/03/2024, Cà phê Gia Lai có 4 cổ đông lớn là Công ty Cổ phần Đầu tư Legend Highland; Công ty Cổ phần Năng lượng Nghĩa Hưng; ông Trịnh Quang Hưng - Thành viên HĐQT kiêm Tổng Giám đốc và con ông Hưng là ông Trịnh Quang Vinh - Thành viên HĐQT.
Động thái thoái sạch vốn của vợ chồng Chủ tịch Trịnh Đình Trường diễn ra trong bối cảnh Cà phê Gia Lai kinh doanh kém khả quan dù thị trường cà phê liên tục “sục sôi" Đồng thời, giá cổ phiếu FGL thời gian qua liên tục sụt giảm, đứng nguyên ở vùng giá 11.000 đồng/cổ phiếu, giảm 12% so với đầu năm.
Về tình hình kinh doanh của công ty, quý I/2024, công ty ghi nhận vỏn vẹn 22 triệu đồng doanh thu thuần. Sau khi trừ các chi phí, công ty báo lỗ 2,3 tỷ đồng. Đây là quý thứ 9 liên tiếp.
Theo số liệu được công bố, công ty bắt đầu ghi nhận lỗ từ năm 2017. Sau đó, công ty có lãi nhẹ lại vào năm 2018 trước khi báo lỗ tới… gần 22 tỷ đồng vào năm 2019.
Các năm sau đó, trừ năm 2021 doanh thu công ty đẩy mạnh lên 39 tỷ đồng kéo lợi nhuận lên 433 tỷ đồng, còn lại các năm sau đó đều ghi nhận tình hình kinh doanh sa sút. Hệ quả, tính đến cuối tháng 3/2024, Cà phê Gia Lai đang lỗ lũy kế 89 tỷ đồng.
Tính đến ngày 31/3/2024, tổng tài sản của Cà phê Gia Lai ở mức 150 tỷ đồng, giảm nhẹ so với đầu năm. Trong đó, phần lớn được ghi nhận tại danh mục tài sản cố định. Hàng tồn kho của công ty ghi nhận tăng mạnh từ 178 triệu đồng lên 2,7 tỷ đồng, tương đương tăng 15 lần.
Nợ phải trả của công ty tại cuối tháng 3/2024 đạt 92 tỷ đồng, tăng 2%. Trong đó, công ty đang ghi nhận 16 tỷ đồng vay ngắn hạn và 42 tỷ đồng vay dài hạn.
Tại một diễn biến khác, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội tiếp tục duy trì diện cảnh báo đối với cổ phiếu FGL tiếp tục vào diện cảnh báo bắt đầu từ ngày 25/04/2024 do BCTC năm bị tổ chức kiểm toán đưa ra ý kiến kiểm toán ngoại trừ từ 3 năm liên tiếp trở lên.
Cụ thể, BCTC năm 2023 của Cà phê Gia Lai được kiểm toán bởi Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Chuẩn Việt (Vietvalues). Đơn vị kiểm toán cho biết FGL đã chính thức chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần từ năm 2018 nhưng đến nay vẫn chưa có quyết định của UBND tỉnh về phê duyệt điều chỉnh vốn Nhà nước tại thời điểm cổ phần hóa. Do đó số liệu trên báo cáo tài chính các năm trước có thể thay đổi khi có quyết định phê duyệt chính thức của cơ quan có thẩm quyền.
Cà phê Gia Lai cho biết vẫn đang tiếp tục thực hiện và phối hợp với UBND tỉnh Gia Lai để hoàn tất biên bản bàn giao tài sản nhưng tiến độ hơi chậm, đồng thời sẽ khẩn trương hoàn thành việc này để công ty có cơ sở quản lý tài sản và ổn định tình hình sản xuất kinh doanh.
Kiểm toán Vietvalues còn cho rằng việc HĐQT Cà phê Gia Lai sử dụng các giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sử dụng nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được cấp cho công ty để đảm bảo khoản vay của CTCP Chè Biển Hồ (chung công ty đầu tư) tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn – chi nhánh Gia Lai là chưa phù hợp với các quy định liên quan.
Còn Cà phê Gia Lai lại cho rằng đây là tài sản thuộc sở hữu của Công ty được dùng để thế chấp nhằm phục vụ hoạt động kinh doanh của cả công ty lẫn Chè Biển Hồ.
Chưa hết, kiểm toán còn nhấn mạnh về yếu tố không chắc chắn trọng yếu có thể dẫn đến nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục của FGL do thời điểm cuối năm 2023 đang lỗ lũy kế 87 tỷ đồng, nợ ngắn hạn cũng vượt quá tài sản ngắn hạn 12 tỷ đồng.
Tác giả: Nguyễn Phương Anh
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy