Theo thông tin trên báo Vietnamnet, liên quan đến việc giáo viên Trường THCS Ngô Mây (xã Vụ Bổn, huyện Krông Pắk, Đắk Lắk) tố hiệu trưởng là ông Huỳnh Bê cắt xén lương, Phòng GD-ĐT huyện Krông Pắk đã tổ chức kiểm tra.
Kết quả cho thấy, ông Huỳnh Bê đã chỉ đạo kế toán lập hai bảng lương cho giáo viên. Phòng GD-ĐT đã lập tờ trình để báo cáo, tham mưu UBND huyện có những chỉ đạo, xử lý về vụ việc.
Trao đổi về vấn đề trên, lãnh đạo Kho bạc Nhà nước huyện Krông Pắk cho biết, đầu năm 2017, Trường THCS Ngô Mây được Phòng Nội vụ phê duyệt danh sách được trả lương 61 người. Trong số này có 39 biên chế, 22 giáo viên và nhân viên hợp đồng. Tổng số tiền chi trả lương là hơn 405 triệu đồng/tháng.
Theo nguyên tắc, vào đầu mỗi năm, các trường phải lập danh sách người nhận lương trình Phòng Nội vụ huyện phê duyệt. Từ danh sách này, Kho bạc sẽ chi tổng số tiền cho các đơn vị chi lương để chuyển vào số tài khoản của giáo viên, nhân viên.
Trong khi đó, kế toán Trường THCS Ngô Mây cho hay, hiệu trưởng bớt xén lương của các giáo viên hợp đồng để lấy tiền trả cho người mình tự tuyển.
Giáo viên bức xúc phản ánh việc bị xà xẻo lương. Ảnh: Báo Vietnamnet
Theo danh sách phê duyệt lương năm 2017 của Trường THCS Ngô Mây mà Kho bạc cung cấp, có thể thấy mức lương của 22 giáo viên nhân viên hợp đồng từ 3,2 - 5,2 triệu đồng/ người/ tháng.
Đặc biệt, 9 giáo viên khiếu nại có mức lương khá cao, từ 4,8 - 5,2 triệu đồng/ người/ tháng.
Theo lãnh đạo Kho bạc, đơn vị chỉ duyệt trả lương cho những lao động đã được lập danh sách và được Phòng Nội vụ huyện phê duyệt. Số giáo viên, lao động ngoài danh sách này sẽ không được chi trả lương. Việc lấy tiền lương giáo viên chi vào mục đích khác là vi phạm pháp luật.
Trước đó, thông tin thêm về sự việc trên, báo Dân Việt đăng tải, nhiều giáo viên hợp đồng tại Trường THCS Ngô Mây có đơn khiếu nại gửi cơ quan chức năng huyện phản ánh việc trong khi kho bạc vẫn trả lương trọn gói theo tháng cho giáo viên thì nhà trường sau khi nhận về đã tự ý cắt xén chỉ trả lương theo giờ đứng lớp.
Cụ thể, tại bảng lương truy lĩnh từ tháng 8 - 12/2017 của nhà trường (do kế toán Nguyễn Viết Bình và Hiệu trưởng Huỳnh Bê ký) gửi kho bạc thể hiện có 7 GV được trả số tiền gần 70 triệu đồng. Tuy nhiên, chỉ có hơn 17 triệu đồng đến tay các GV nói trên.
Trong 7 GV nói trên có trường hợp, trong 5 tháng, chỉ nhận được hơn 600 ngàn đồng mặc dù tiền lương mà kho bạc chuyển trả cho GV này đến hơn 9,6 triệu đồng. Các trường hợp khác cũng được kho bạc chuyển trả mức lương tương tự từ hơn 9,6 triệu đến hơn 10 triệu đồng/5 tháng nhưng các GV thực nhận chỉ hơn 2 triệu đồng.
Theo phản ánh của 7 GV trên, từ năm 2015, kể từ khi tiền lương bị cắt giảm, nhà trường đã không chuyển trả lương qua thẻ ATM mà cho các giáo viên ký nhận trực tiếp.
Sau khi nhận đơn tố cáo, Thanh tra huyện Krông Pắk đã chuyển đơn sang Công an huyện để điều tra. Công an huyện Krông Pắk đã triệu tập ông Huỳnh Bê để làm rõ.
Báo Người Lao Động đưa tin thêm, ngoài việc bị tố cáo cắt xén lương, ông Huỳnh Bê còn "chạy" hợp đồng. để sáng 15/3, thượng tá Nguyễn Văn Dân, Phó trưởng Công an huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk cho biết cơ quan công an đang vào cuộc điều tra 2 vụ việc liên quan đến ông Huỳnh Bê, Hiệu trưởng Trường THCS Ngô Mây (xã Vụ Bổn, huyện Krông Pắk). Trước đó, Thanh tra huyện Krông Pắk đã chuyển hồ sơ tố cáo ông Bê của các giáo viên trường này cho Công an huyện.
Theo đó, cuối năm 2017, Công an huyện Krông Pắk nhận được đơn tố cáo của bà Ch. Th. L. (ngụ huyện Krông Pắk) tố cáo ông Huỳnh Bê nhận 300 triệu đồng để xin việc cho con gái bà L. vào dạy tại Trường CĐSP Đắk Lắk. Quá trình điều tra, ông Huỳnh Bê thừa nhận mình nhận tiền chạy việc nhưng bất thành và hiện chưa có tiền trả lại.
Tiếp đó, vào giữa tháng 3/2018, ông Nguyễn Văn Minh (ngụ xã Ea K’Mút, huyện Ea Kar), cũng đã gửi đơn lên cơ quan công an, Phòng GD-ĐT huyện Krông Pắk tố cáo ông Huỳnh Bê lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Theo đơn tố cáo, năm 2016 ông Minh gặp ông Huỳnh Bê để xin cho con vào dạy tại trường. Tại đây, ông Huỳnh Bê nói phải chi 140 triệu đồng để lo ký hợp đồng và vào biên chế. Tin lời, ông Minh đã ba lần đưa tổng cộng số tiền 120 triệu đồng cho vị hiểu trưởng. Từ đó, đến năm 2017 con gái ông Minh được nhận vào trường dạy hợp đồng, không được vào biên chế và lương khoảng 1 triệu đồng/tháng. Sau nhiều lần đòi tiền không được, ông Minh đã làm đơn tố cáo lên cơ quan chức năng.
Mặc dù trong đơn tố cáo, ông Minh khẳng định số tiền 120 triệu đồng là số tiền chạy việc. Tuy nhiên, trong giấy biên nhận của ông Huỳnh Bê thể hiện ông chỉ vay nợ và hứa sẽ trả lại đầy đủ.
Được biết, hiện ông Huỳnh Bê cáo bệnh đi nằm viện để điều trị.
Ly Na (t/h)
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy