Liên quan đến thông tin năm 2018 một số trường ĐH sử dụng tổ hợp khối C để xét tuyển vào ngành kỹ thuật, kinh tế; khối A vào ngành Văn học, Vụ trưởng Giáo dục Đại học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) Nguyễn Thị Kim Phụng đã có những chia sẻ với báo chí.
Trao đổi trên báo Thanh niên, bà Phụng cho biết theo luật thì các cơ sở giáo dục ĐH tự chủ quyết định phương thức tuyển sinh và chịu trách nhiệm về công tác tuyển sinh nhưng quy chế tuyển sinh cũng quy định các trường được “sử dụng kết quả của 3 bài thi/môn thi, trong đó có ít nhất một trong hai bài thi toán, ngữ văn để xét tuyển. Các bài thi/môn thi đưa vào tổ hợp để xét tuyển phải gắn với yêu cầu của ngành đào tạo; không sử dụng nhiều hơn 4 tổ hợp bài thi/môn thi để xét tuyển cho một ngành”.
Bà Nguyễn Thị Kim Phụng - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD&ĐT. Ảnh: Tiến Tuấn.
Như vậy, các trường được đảm bảo quyền tự chủ nhưng phải có trách nhiệm giải trình về việc các bài thi/môn thi đưa vào tổ hợp để xét tuyển có gắn với yêu cầu của ngành đào tạo hay không và quy trình xác định tổ hợp tuyển sinh như thế nào.
Thông thường, ít nhất một hoặc hai môn thi trong đó được coi là môn kiến thức nền tảng, môn tiên quyết để có thể vào học chương trình. Nhà trường phải giải trình được tính liên quan, tính hợp lý, cần thiết của tổ hợp đó đối với ngành đào tạo và quy trình xác định tổ hợp tuyển sinh thế nào.
Bên cạnh đó, chia sẻ trên báo VnExprss, Vụ trưởng Giáo dục Đại học cho hay, về luật, các trường không sai phạm khi sử dụng tổ hợp khối C để tuyển vào ngành kỹ thuật, kinh tế; khối A vào Văn học.
Tuy nhiên, với những tổ hợp tuyển sinh quá bất thường, Bộ sẽ yêu cầu đại học giải trình. Nếu không có căn cứ thuyết phục, những trường có dấu hiệu tuyển sinh mập mờ sẽ bị thanh tra về điều kiện đảm bảo chất lượng, việc thực hiện các quy định tuyển sinh, đào tạo, đảm bảo chuẩn đầu ra và việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp...
Cũng theo bà Phụng, việc dùng tổ hợp môn thi không liên quan để tuyển sinh, các trường sẽ bị "mất nhiều hơn được". Trước hết là dư luận xã hội nghi ngờ chính sách chất lượng của trường và khối trường đang đào tạo cùng ngành sẽ đánh giá thấp những trường như thế.
Thí sinh tốt sẽ không chọn trường này, dẫn đến trường chỉ chọn được những thí sinh kém, không có tinh thần thực học thực nghiệp, học chỉ để kiếm bằng... Những điều này khiến uy tín và chất lượng đào tạo của trường bị giảm sút, người sử dụng lao động cũng không muốn nhận sinh viên của trường. Tiếp tục quá trình này, dần dần trường sẽ bị đào thải.
Ly Na (t/h)
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy