Tin liên quan
Khai thác Bauxit được duyệt không tăng thuế.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) vừa đồng ý với đề nghị của Chính phủ về việc tăng thuế suất thuế tài nguyên, theo đó, hàng chục loại thuế tài nguyên kim loại và phi kim loại sẽ được điều chỉnh tăng, trừ bauxit và niken.
Theo đó, hàng chục loại khoáng sản kim loại sẽ chịu mức thuế môi trường tăng như sắt (từ 12% lên 14%), titan (từ 16% lên 18%), vàng (từ 15% lên 17%), đồng (từ 13% lên 15%)... được áp dụng từ ngày 1/1/2017.
Trong khi đó, bauxit và niken không phải chịu tăng thuế. Thuế hiện hành với bauxit là 12% trong khung thuế suất từ 7% đến 25%.
Mục đích của lần tăng thuế suất này để ngăn chặn nạn khai thác tài nguyên bừa bãi, kém hiệu quả, xuất khẩu thô và để bù đắp phần hụt thu ngân sách khi các loại thuế xuất nhập khẩu khoáng sản sẽ về 0% theo nhiều hiệp định thương mại quốc tế có hiệu lực trong thời gian tới.
Trước đó, hồi tháng 7, Tập đoàn than và khoáng sản Việt Nam (TKV) đã gửi đề xuất lên Bộ Tài chính đề nghị giảm 90% mức thu phí bảo vệ môi trường đang áp dụng cho các dự án bauxite (giảm từ 30.000-50.000 đồng/tấn quặng nguyên khai xuống còn 4.000 đồng/tấn).
Trong khi đó, hiện chủ đầu tư dự án bauxite đang được ưu đãi ít nhất năm loại thuế, như việc miễn, giảm tiền thuế đất; miễn thuế nhập khẩu thiết bị, tạo tài sản cố định; miễn thuế nhập khẩu chất trợ lắng cho sản xuất trong năm năm; giảm thuế nhập khẩu xút lỏng từ 20% xuống chỉ còn 3% và miễn thuế xuất khẩu alumin, ưu đãi thuế thu nhập DN.
Cạnh đó, Bộ Tài chính yêu cầu Tổng cục Hải quan miễn thuế nhập khẩu cho linh kiện, vật tư nhập khẩu lắp đặt đồng bộ với thiết bị tại dự án alumin Tân Rai. Với các khoản miễn, giảm nêu trên, ước tính chủ đầu tư sẽ không phải đóng khoảng 100 tỉ đồng tiền thuế.
Điều này nhận được không ít phản ứng. Theo ông Nguyễn Bá Thuyền, Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Lâm Đồng: "Đề xuất mới này hiện chưa hỏi ý kiến địa phương nhưng trước đây Lâm Đồng đã hạ thấp nhất phí môi trường trong khung của Bộ Tài chính vì vậy bây giờ không có cơ sở để hạ nữa".
Hồi đầu năm 2014, Tập đoàn này cũng xin đề xuất giảm khoảng 10 lần phí môi trường cho khai thác bauxite. Theo đó, Bộ Công Thương - cơ quan quản lý chuyên ngành - cũng đã đồng tình, ủng hộ đề xuất giảm phí môi trường trên. Hôm 27/11/2013, Bộ Công Thương đã gửi công văn sang Bộ Tài chính để “xin hộ”. Tuy nhiên, đề xuất này đã bị Bộ Tài chính từ chối.
Sau đó, Tập đoàn này tiếp tục xin Thủ tướng chỉ đạo các bộ ngành cho 2 dự án bauxite các ưu đãi về vay vốn, miễn giảm thuế, giảm phí.
Hiện nay, Việt Nam đang triển khai Dự án Tổ hợp bauxit - nhôm Lâm Đồng và dự án Alumin Nhân Cơ, Đắk Nông với thời gian thực hiện dự án là 30 năm. Đây là các dự án đầu tư xây dựng công trình công nghiệp lớn với công nghệ phức tạp, lần đầu thực hiện ở Việt Nam.
Theo dự án đầu tư ban đầu đã được tính toán dự kiến sau 5 năm kể từ thời điểm các dự án nêu trên đi vào khai thác thì mới bắt đầu có lãi. Trong đó, Dự án Tổ hợp bauxit - nhôm Lâm
Đồng bắt đầu khai thác từ tháng 1/2013, và dự kiến đến năm 2018 mới bắt đầu có lãi. Dự án Alumin Nhân Cơ, Đắk Nông quý 4/2015 mới đi vào khai thác và đến năm 2021 mới có lãi. Vì vậy, Chính phủ đề nghị giữ mức thuế suất thuế tài nguyên đối với bauxit như hiện hành (12%).
Theo Báo Đất Việt
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy