Dòng sự kiện:
Xử lý xe quá tải đã căng cơ, chắc thắng?
19/11/2014 10:42:42
ANTT.VN - Chiều nay 18/11, Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng đã trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội về vấn đề kiểm soát tải trọng phương tiện, xử lý tài xế phương tiện né tránh, Bộ trưởng khẳng định: Nếu có sự vào cuộc mạnh mẽ tích cực, sẽ không còn chỗ cho xe quá tải và việc né cũng không còn.

Tin liên quan


Trả lời đại biểu Nguyễn Văn Phúc và đại biểu Trương Thị Ánh về vấn đề kiểm soát tải trọng phương tiện, xử lý tài xế né tránh, Bộ trưởng Đinh La Thăng khẳng định,việc kiểm soát tải trọng phương tiện là nhiệm vụ trọng tâm trong năm an toàn giao thông.

Theo Bộ trưởng với việc thực hiện các biện pháp đồng bộ, xe quá khổ quá tải đã giải mạnh. Trong thời gian tới, tiếp tục thực hiện các giải pháp như hiện nay với tinh thần quyết liệt hơn, quyết tâm cao hơn, đồng bộ hơn từ trung ương tới địa phương. Đây được coi là biện pháp căng cơ. Việc kiểm tra tải trọng xe, ngoài cân điều động sẽ lắp cân cố định ở trạm thu phí trên toàn quốc,  toàn bộ xe quá khổ, quá tải được theo dõi tự động.

Bên cạnh đó, Bộ trưởng cũng chỉ ra một số biện pháp như: tổ chức cam kết chủ xe, chủ doanh nghiệp với cơ quan quản lý cam kết không chở hàng quá tải; các cảng, bến tàu, bến xe thực hiện cam kết và hầu như phần lớn các doanh nghiệp có xe quá khổ quá tải đã ký cam kết.

xu-ly-xe-qua-kho-qua-tai-da-cang-co-chac-thang?

Bộ trưởng Đinh La Thăng trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội

Một biện pháp được nhấn mạnh đó là tăng cường công tác đăng kiểm, tuyên truyền vận động lái xe chủ phương tiện, cơ quan thực thi công vụ  tiếp tục thực hiện đồng bộ các biện pháp. Đây không chỉ là việc bảo vệ kết cầu hạ tầng mà còn là biện pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông. Đồng thời, tăng cường xử lý, phạt nặng hơn với xe quá khổ, quá tải, yêu cầu xe trở lại chứ không được tự do hạ hàng nữa.

Đặc biệt theo Bộ trưởng, tháng tới, Bộ công an phối hợp với Bộ Giao thông vận tải chủ trì tổng kết đánh giá 1 năm thực hiện kiểm soát tải trọng phương tiện trên cơ sở đánh giá mặt được, chưa được, hoàn thiện hệ thống văn bản để cuối năm 2015 sẽ không còn xe quá khổ, quá tải.

 

xu-ly-xe-qua-kho-qua-tai-da-cang-co-chac-thang?1

Tăng cường các biện pháp để xử lý xe quá khổ, quá tải

Đại biểu Trương Thị Ánh cũng hỏi thẳng tư lệnh ngành giao thông vận tải về công tác phòng chống tham nhũng, chống thất thoát. Bộ trưởng GTVT cho rằng, phòng chống tham nhũng là một vấn đề lớn, không chỉ của ngành giao thông vận tải mà còn là vấn đề của tất cả các ngành. Nhiệm vụ trọng tâm đặt ra với ngành vì giao thông là luôn là lĩnh vực sử dụng vốn lớn (cả vốn ngân sách, vốn trái phiếu Chính phủ, vốn vay ODA). Cùng với Ban Ban chỉ đạo TW về phòng chống tham nhũng, Bộ GTVT đã xây dựng kế hoạch, chương trình hành động cụ thể để triển khai.

Bộ GTVT đã đưa ra nhiều giải pháp đột phá nâng cao hiệu quả chống tham nhũng trong ngành như xác định trách nhiệm từ người đứng đầu gồm cả Bộ trưởng, tới Thứ trưởng, Cục trưởng, thủ tướng các cơ quan thuộc bộ; thực hiện công khai minh bạch mọi hoạt động của ngành, từ công tác cán bộ, chủ trương đầu tư, đấu thầu, chọn nhà đầu tư, tư vấn thiết kế, giám sát… Bộ đã ban hành một số quy định như quy định về những điều các Ban Quản lý dự án không được làm, xếp loại nhà đầu tư và công khai danh sách các đơn vị vi phạm.

Ngoài ra, chủ đầu tư, nhà thầu có sai phạm sẽ kiên quyết xử lý,người vi phạm sẽ bị thay thế, xử lý trực tiếp một cách nghiêm khắc và nếu phát hiện dấu hiệu hình sự sẽ đề nghị cơ quan pháp luật vào cuộc điều tra ngay.

Bộ trưởng Thăng cũng nhấn mạnh, trong các biện pháp thì rất coi trọng công tác cán bộ. Bộ cũng đã sàng lọc cán bộ bằng hình thức tổ chức thí điểm thi tuyển các chức danh, từ Tổng Cục trưởng, Cục trưởng, Vụ trưởng…  thi tuyển công khai bảo đảm năng lực chuyên môn, đạo đức phẩm chất, đặc biệt là phải có tinh thần chống tham nhũng quyết liệt, chống tham nhũng đến cùng, bên cạnh những đòi hỏi về chuyên môn.

Thu Thủy


 
 

Theo: ANTT/NĐT
Thích và chia sẻ bài viết này :
Tags :
Tin liên quan
Mọi góp ý tin bài cho chúng tôi vui lòng gửi vào email: antt.toasoan@gmail.com
Đang phổ biến