Tin liên quan
Ảnh minh họa
Cũng trong hội thảo do Trung tâm Thiên nhiên và Con người Việt Nam (Pannature) phối hợp với Hội địa chất Kinh tế Việt Nam và Liên minh Khoáng sản tổ chức này, đa số đại biểu tham dự đều bức xúc cho rằng, khai thác, xuất khẩu khoáng sản chưa công khai, minh bạch, còn tham nhũng, lãng phí.
Theo TS Lê Đăng Doanh, tình trạng xuất khẩu lậu khoáng sản sang Trung Quốc vẫn rất nghiêm trọng. Số liệu thống kê xuất nhập khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc ít hơn so với con số do Trung Quốc thống kê và con số công bố là 5 tỷ USD.
Phía Trung Quốc cho biết phần lớn trong 5 tỷ USD nói trên là khoáng sản gồm than và quặng. Khối doanh nghiệp nhà nước (DNNN) dù vẫn đang được ưu đãi trong phân bổ nguồn lực, nhất là trong hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản, song doanh thu của một số tập đoàn, tổng công ty được phân bổ nguồn lực này lại bị “bào mòn” bởi hoạt động kinh doanh đa ngành (bất động sản, chứng khoán, du lịch...).
Về chênh lệch khai báo kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc giữa hải quan hai nước lên tới 5 tỷ USD, TS Lê Đăng Doanh lưu ý: Trung Quốc nhập rất nhiều than, quặng của chúng ta và công bố công khai. Tại sao nước ta xuất khẩu khoáng sản kim ngạch đạt đến 5 tỷ USD mà phía Hải quan Việt Nam không biết, thống kê cũng không công bố. Rõ ràng, ngân sách cũng chẳng được đồng nào cả.
“Năm tỷ USD chứ có phải vỏ hến đâu mà không ai phải chịu trách nhiệm, không chấp nhận được, trong khi 2 cháu vị thành niên ăn cướp 2 cái bánh mì lại bắt bỏ tù” - ông Doanh bức xúc.
Ông Nguyễn Việt Dũng, Giám đốc Pannature, cho biết, hiện cả nước có khoảng trên 170 DNNN hoạt động trong lĩnh vực khoáng sản. Tuy nhiên, các hoạt động khoáng sản chủ yếu tập trung ở nhóm 5 tập đoàn và tổng công ty lớn.
Câu hỏi được đặt ra là Việt Nam nên tiếp tục duy trì mô hình nhà nước đầu tư khai thác khoáng sản hay thúc đẩy cải thiện môi trường pháp lý để thu hút đầu tư tư nhân?
TS Nguyễn Thành Sơn, nguyên Trưởng Ban Chiến lược Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam cho hay, bất cập lớn nhất trong quản lý đầu tư khoáng sản hiện nay là chính sách. Có cái ban hành rồi giữ bí mật, không phổ biến công khai.
“Nếu Nghị quyết của Bộ Chính trị do nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười ký ban hành năm 1993 về tài nguyên khoáng sản được công khai thì làm gì có chuyện dự án Núi Pháo phải vào đó thanh kiểm tra lại từ đầu?”, ông Sơn nói.
Theo các chuyên gia, dù không trực tiếp tham gia vào hoạt động khoáng sản, các ngân hàng lại gián tiếp tạo ra rủi ro về môi trường và xã hội khi quá ưu ái ngành này.
Theo Tiền phong
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy