Tin liên quan
- Loạn nhà máy gỗ dăm trái phép ở khu kinh tế Nghi Sơn
- Chủ tịch tỉnh Nghệ An chỉ đạo dừng hoạt động các xưởng gỗ dăm trái phép
- Phó Tổng cục trưởng Lâm nghiệp: Chắc chắn phải giải tỏa xưởng gỗ dăm trái phép
- Doanh nghiệp ở Thanh Hóa xin mua điện của Nghệ An để sản xuất gỗ dăm trái phép
- Xưởng gỗ dăm trái phép ở Nghệ An: Trên bảo dưới không nghe
Xưởng sản xuất gỗ dăm trái phép Minh Long "mọc" ngay trong Khu kinh tế Nghi Sơn.
Như ANTT.VN đã đưa tin: Vừa qua, dư luận xã hội xôn xao và bức xúc trước tình trạng các xưởng sản xuất gỗ dăm không phép mọc lên như nấm sau mưa tại Khu kinh tế Nghi Sơn, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa.
Việc để các cơ sở sản xuất gỗ dăm hoạt động không phép gây thất thu nguồn thuế phải nộp cho Nhà nước.
Phần lớn các cơ sở sản xuất dăm gỗ đều chưa có phương án đầu tư dài hạn, từ khâu trồng, thu mua nguyên liệu đến khâu chế biến để đảm bảo nguồn nguyên liệu ổn định, đáp ứng yêu cầu cho sản xuất. Tình trạng thiếu nguyên liệu còn tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh, tranh mua, tranh bán gây mất trật tự xã hội.
Tuy nhiên, khi báo chí vào cuộc, cơ quan chức năng đã lên tiếng song những xưởng gỗ dăm trái phép này vẫn không bị xử lý, dẹp bỏ, gây nghi ngại có hay không sự “bảo kê” cho hoạt động của những cơ sở này.
Nhằm làm rõ hơn trách nhiệm của các bên liên quan trong việc để các xưởng gỗ dăm hoạt động trái phép dai dẳng mà không bị xử lý, ANTT.VN đã có cuộc trao đổi với luật sư Nguyễn Thế Truyền (Giám đốc Cty Luật Hợp danh Thiên Thanh, Đoàn Luật sư TP Hà Nội) về vấn đề trên.
Thưa luật sư, vừa qua báo chí thông tin nhiều về tình trạng hoạt động không phép của một số xưởng gỗ dăm trong Khu kinh tế Nghi Sơn (Tĩnh Gia, Thanh Hóa). Song hiện nay, Ban quản lý khu kinh tế và chính quyền sở tại vẫn đùn đẩy trách nhiệm cho nhau nên chưa xử lý được triệt để. Dưới góc độ pháp luật, xin luật sư cho biết trách nhiệm này thuộc về ai?
Điều 8 Quy chế hoạt động của Khu kinh tế Nghi Sơn ban hành kèm theo Quyết định số 28/2010/QĐ-TTg ngày 03/3/2010 của Thủ tướng Chính phủ nêu rõ: “Trước khi xây dựng các công trình, nhà xưởng, nhà đầu tư phải có hồ sơ xin phép Ban Quản lý theo quy định của pháp luật về xây dựng. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ban Quản lý xem xét, quyết định và có văn bản trả lời nhà đầu tư”.
Cũng tại Điều 9 Quy chế hoạt động của Khu kinh tế Nghi Sơn có quy định: “Những quy định về đầu tư; về quản lý nhà nước; hoạt động, quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và các doanh nghiệp đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng; hỗ trợ đầu tư và phương thức huy động vốn phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật – xã hội; quy định về thuế, hải quan, đất đai, xây dựng, thương mại, lao động, bảo vệ môi trường; hoạt động của khu phi thuế quan; xuất cảnh, nhập cảnh và cư trú trong Khu kinh tế Nghi Sơn được thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành và Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.”
Theo đó, căn cứ Điểm a Khoản 2 Điều 37, Điểm a Khoản 1 Điều 38 Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 của Chính phủ quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế, Ban quản lý khu kinh tế có nhiệm vụ như sau:
“Quản lý, phổ biến, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, thanh tra và xử phạt vi phạm hành chính việc thực hiện quy định, quy hoạch, kế hoạch có liên quan tới khu công nghiệp, khu kinh tế đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;”
“Xây dựng, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để trình Thủ tướng Chính phủ quyết định theo thẩm quyền:
a) Quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế;”
Do vậy, trách nhiệm chính trong việc quản lý cũng như kiểm tra, xử phạt các xưởng sản xuất gỗ dăm không phép rõ ràng thuộc về Ban quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn.
Thế nhưng, trả lời báo chí, ông Lê Thanh Hà – Phó BQL Khu kinh tế Nghi Sơn cho rằng: BQL chỉ có chức năng phát hiện và báo cho huyện biết các trường hợp vi phạm để huyện xử lý còn BQL không có chức năng xử lý. Luật sư nghĩ thế nào về phát ngôn này?
Ông Lê Thanh Hà (đứng) Phó trưởng ban, người phát ngôn báo chí của Ban quản lý KKT Nghi Sơn
Theo pháp luật hiện hành, Ban quản lý khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất trực thuộc Chính phủ, trưởng Ban quản lý các cơ quan này do Thủ tướng Chính phủ ký bổ nhiệm. Trưởng BQL chịu trách nhiệm với các bộ trong từng ngành nghề mà khu kinh tế của mình có. Bởi vậy, trong trường hợp này, trách nhiệm chính phải thuộc về Ban quản lý khu kinh tế Nghi Sơn, huyện Tĩnh Gia chỉ phối hợp chứ không quản lý.
Việc Ban quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn cho rằng không có liên quan đến việc xây dựng nhà xưởng sản xuất dăm gỗ là điều hết sức vô lý, nhằm mục đích trốn tránh trách nhiệm. Hành vi này của Ban quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn đặt ra nhiều nghi vấn về việc có hay không việc “bảo kê”, “tiếp tay” cho các xưởng sản xuất này.
Như vậy, những xưởng gỗ dăm hoạt động không phép và sự buông lỏng quản lý của BQL Khu kinh tế Nghi Sơn sẽ bị xử lý theo pháp luật như thế nào, thưa luật sư?
Hành vi của các xưởng sản xuất gỗ dăm không phép cần được làm rõ và xử phạt hành chính theo quy định tại Nghị định số 157/2013/NĐ-CP ngày 11/11/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản; Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động sản xuất, thương mại.
Thậm chí nếu có đủ căn cứ có thể khởi tố hình sự về Tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng theo quy định tại Điều 175 Bộ luật Hình sự.
Tháng 4/2015, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Công văn số 2775/BNN-CB về việc “Hướng dẫn thực hiện thẩm định điều kiện hình thành các dự án mới về sản xuất dăm gỗ” trong đó nêu rõ việc xem xét thẩm định theo hướng không phê duyệt các dự án mới về xây dựng cơ sở sản xuất dăm gỗ xuất khẩu tại nhiều khu vực, trong đó có Thanh Hóa.
Với định hướng như vậy, dường như Ban quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn vẫn cố tình phớt lờ các chỉ đạo, hướng dẫn để việc kinh doanh tự phát, trái phép diễn ra tại đây, vi phạm nghiêm trọng Quy hoạch chế biến gỗ số 2728 được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt ngày 31/10/2012 cũng như các quy định pháp luật chuyên ngành liên quan đến việc cấp phép đầu tư, cấp phép kinh doanh, đất đai, môi trường,...
Thậm chí hành động buông lỏng quản lý của BQL Khu kinh tế Nghi Sơn còn mang dấu hiệu hình sự của tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng theo Điều 165 Bộ luật Hình sự.
Xin cảm ơn luật sư!
Minh Minh (thực hiện)
Nên đọc
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy