Tin liên quan
Như trước đây ANTT.VN đã đưa, nhiều xưởng gỗ dăm trái phép trên địa bàn KKT Nghi Sơn huyện Tĩnh Gia ngang nhiên hoạt động trái phép gây bức xúc dư luận.
Trước thực trạng trên, ngày 11/5/2016, UBND tỉnh Thanh Hóa đã triệu tập cuộc họp với nhiều sở, ban, ngành… tại cuộc họp đó, Phó Chủ tịch tỉnh Nguyễn Đức Quyền khẳng định, tình trạng hoạt động trái phép của các nhà máy gỗ dăm đã làm phá vỡ quy hoạch sản xuất lâm nghiệp của tỉnh, thất thoát trong hoạt động thu thuế của nhà nước, ảnh hưởng trực tiếp tới thu nhập của người trồng rừng... "Do vậy, trong thời gian tới, tỉnh yêu cầu cần chấn chỉnh hoạt động, xử lý triệt để các cơ sở băm dăm gỗ trái phép trên địa bàn tỉnh, đóng cửa các cơ sở băm dăm gỗ chưa được cấp có thẩm quyền chấp thuận", ông Quyền cho biết.
Phó Chủ tịch tỉnh cũng chỉ đạo UBND các huyện có cơ sở sản xuất, chế biến dăm gỗ cần quản lý chặt chẽ nguồn nguyên liệu, chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh nếu để tình trạng hoạt động trái phép tiếp tục diễn ra.
Phó Chủ tịch tỉnh đã ra chỉ đạo như vậy, song hai tháng qua trên địa bàn huyện Tĩnh Gia, một vài cơ sở sản xuất gỗ dăm trái phép vẫn ngang nhiên hoạt động như thách thức tất cả. Dư luận đặt ra câu hỏi “có hay không việc bảo kê tại các xưởng gỗ dăm trái phép này?”
Dù tỉnh đã có chỉ đạo xử lý cơ sở gỗ dăm không phép, song công ty Minh Long vẫn ngang nhiên băm dăm ngày đêm như thách thức tất cả
Để giải đáp câu hỏi trên, PV đã liên hệ, đặt lịch làm việc với ông Nguyễn Tiến Dũng, chủ tịch UBND huyện Tĩnh Gia. Tuy nhiên, ông Dũng báo bận và cử ông Lê Anh Cường - Đội trưởng đội kiểm tra quy tắc xây dựng để trả lời báo.
Theo ông Lê Anh Cường cho biết, sau khi tỉnh có chỉ đạo về việc dẹp bỏ các xưởng gỗ dăm trái phép, huyện Tĩnh Gia ngay lập tức vào cuộc và lập đoàn thanh tra liên ngành để xử lý. Qua thanh tra phát hiện trên địa bàn huyện có 7 xưởng sản xuất trái phép, trong đó có 6 xưởng đã hoạt động từ lâu là cơ sở sản xuất gỗ dăm của công ty Nghi Sơn; cơ sở sản xuất gỗ dăm của công ty Sinh Lộc Phát; cơ sở sản xuất gỗ dăm của công ty Thành Tiến; cơ sở sản xuất gỗ dăm của công ty Minh Long; cơ sở sản xuất gỗ dăm của công ty Việt Trung; cơ sở sản xuất gỗ dăm của công ty T&T và 1 xưởng mới mọc của công ty Ngọc Nguyên.
Sau đó, huyện đã có văn bản yêu cầu các xưởng này dừng tất cả các hoạt động mua bán, sản xuất liên quan đến gỗ dăm và tự tháo dỡ xưởng xây dựng trái phép. Đồng thời huyện chỉ đạo các xã giám sát, ngăn chặn nếu các cơ sở này vẫn cố tình hoạt động.
Ông Cường cũng thừa nhận, khi đoàn liên ngành đi kiểm tra thì các xưởng này đều ngừng hoạt động để đối phó. Sau khi đoàn rời đi thì có một vài xưởng lại hoạt động trở lại. Để xử lý dứt điểm chỉ có ngừng cung cấp điện cho các cơ sở này.
“Không có điện thì họ (xưởng gỗ dăm trái phép - PV) sẽ không thể băm dăm và sẽ tự động phải đóng cửa” ông Cường nói.
Sau đó ông Cường cung cấp cho PV một số văn bản xử lí vi phạm của các xưởng gỗ dăm trên địa bàn huyện.
Sau đó, ngày 14/7/2016, Công ty điện lực Thanh Hóa cũng có văn bản số 1264/PCTH-P12 gửi điện lực Tĩnh Gia về việc ngừng bán điện cho cơ sở sản xuất gỗ dăm trái phép của công ty Minh Long.
Văn bản của công ty điện lực Thanh Hóa gửi điện lực Tĩnh Gia
Văn bản của công ty điện lực Thanh Hóa nêu rõ, Căn cứ các công văn số 1313, 1314, 1318, 1319 và 1320/TB-UBND về việc xử lý vi phạm đối với các cơ sở sản xuất, chế biến dăm gỗ cụ thể: công ty TNHH thương mại và dịch vụ Minh long 68; Chi nhánh công ty cổ phần Sinh lộc Phát; Hộ ông Trương Thế Chất – chủ cơ sở chế biến gỗ dăm ở xã Trường Lâm; Ông Hồ Văn Việt chủ cơ sở gỗ dăm Việt Trung; Công ty TNHH và Đầu tư Nghi Sơn. Giám đốc công ty điện yêu cầu điện lực Tĩnh Gia ngừng cung cấp điện cho các doanh nghiệp này và báo cáo UBND huyện Tĩnh Gia, công ty điện lực Thanh Hóa.
Dù đã có hàng loạt văn bản kiểm tra, chỉ đạo như vậy, song theo điều tra của PV, các cơ sở chế biến gỗ dăm trên địa bàn huyện Tĩnh Gia vẫn còn đang tồn tại. Thậm chí có xưởng gỗ dăm còn mở rộng công suất, hoạt động ngày đêm như thách thức chính quyền tỉnh Thanh Hóa cũng như dư luận.
ANTT.VN sẽ tiếp tục thông tin đến độc giả trong những bản tin tiếp theo…
Thủy Tiên
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy