Tin liên quan
1. Thụy Sĩ bỏ trần tỉ giá
Động thái bỏ trần tỉ giá của SNB ngày 15/1 đã mở đầu một năm đầy biến động của thị trường tài chính thế giới. Ảnh: Forbes
Ngân hàng Trung ương Thụy Sĩ (SNB) ngày 15/1 đã gây “shock” thị trường tài chính thế giới khi tuyên bố bỏ trần tỉ giá đã áp dụng nhiều năm qua ở mức 1,2 Franc ăn 1 Euro, giải thích rằng đồng Euro ngày càng yếu khiến nền kinh tế nước này chịu thiệt hại nặng nề.
Giá trị đồng Franc đã tăng vọt sau động thái trên, tới 28% so với đồng Euro và 20% so với USD, thị trường chứng khoán nước này cũng phản ứng tiêu cực khi mất gần 9% trong phiên 15/1, mức lớn nhất kể từ năm 1989.
2. Giá dầu lao dốc
Dư cung đang ở mức "nghiêm trọng" là yếu tố lớn nhất khiến giá dầu giảm mạnh trong 6 tháng qua. Ảnh: Getty Images
Sau khi được giao dịch tương đối ổn định trong khoảng 50-60 USD/ thùng suốt nửa đầu năm. Giá dầu bất ngờ lao dốc từ đầu tháng 6, trong bối cảnh các nhà sản xuất lớn nhất như Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC), Mỹ hay Nga tiếp tục bơm dầu ra với năng suất cao nhất nhằm giữ thị phần, đè nặng lên thị trường, khiến mặt hàng này giảm liên tục xuống mức đáy 11 năm - 36,17 USD/ thùng trong phiên giao dịch 21/12, mất 33% trong năm nay và chỉ bằng 1/3 so với mức đỉnh 2014.
3. Khủng hoảng nợ Hy Lạp
Những người ủng hộ Thủ tướng Alexis Tsipras ăn mừng chiến thắng ngày 25/1. Ảnh: AP
Khủng hoảng nợ công ở Hy Lạp, vốn có gốc rễ từ lề lối chi tiêu thiếu kiểm soát của Chính phủ nước này cả thập kỉ trước, trở nguy hiểm hơn bao giờ hết khi đảng cánh tả Syriza của Thủ tướng Alexis Tsipras lên cầm quyền ngày 26/1. Những cuộc thảo luận gay gắt giữa Athens với các chủ nợ châu Âu đã diễn ra gay gắt ngay sau đó, khi mà các chủ nợ muốn Chính phủ của ông Tsipras phải thực hiện một loạt các biện pháp “thắt lưng buộc bụng”.
Tuy nhiên trong một cuộc trưng cầu dân ý đầu tháng 7, hơn 60% cử tri đã bác bỏ yêu cầu trên, không chấp nhận các biện pháp thắt chặt chi tiêu mà các chủ nợ châu Âu cùng Quỹ Tiền tệ Thế giới (IMF) đưa ra kèm gói cứu trợ mới.
Căng thẳng lên cao tới mức Thủ tướng Tsipras đã phải giải tán Chính phủ ngay sau đó, và chỉ trở lại cầm quyền sau một cuộc Tổng tuyển cử cuối tháng 9.
Khủng hoảng nợ công Hy Lạp hứa hẹn sẽ tiếp tục là một vấn đề gai góc trong nội bộ Liên minh châu Âu (EU) vào năm tới, đe dọa sự đổ vỡ của tổ chức hơn 60 năm tuổi này.
4. Trung Quốc phá giá Nhân dân tệ
Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC). Ảnh: Bloomberg
Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) ngày 11/8 bất ngờ phá giá đồng NDT, với lý do kéo sát đồng tiền này về giá trị thị trường. Tuy nhiên giới phân tích cho rằng động cơ lớn nhất của Bắc Kinh có thể là thúc đẩy xuất khẩu, vốn đã đi xuống kể từ đầu năm. Ngoài ra, bước đi này còn góp phần quan trọng giúp NDT có một chân trong giỏ tiền – Quyền rút vốn đặc biệt (SDR) của IMF.
Xem thêm: Nhân dân tệ trở thành đồng tiền dự trữ quốc tế
5. S&P 500 mất điểm mạnh nhất 4 năm
Chỉ số S&P 500 có tuần giảm điểm mạnh nhất trong 4 năm bởi hiệu ứng tiêu cực từ Trung Quốc. Nguồn: Market Watch
Giới đầu tư trên toàn cầu đều nhìn nhận động thái phá giá NDT của Bắc Kinh như một dấu hiệu rõ ràng rằng nền kinh tế Trung Quốc đang yếu đi. Cổ phiếu, trái phiếu trên thị trường tài chính thế giới ngay lập tức đi xuống sau quyết định của PBOC. Chỉ số S&P 500 của Mỹ đã mất hơn 12% chỉ trong một tuần giao dịch, mức mất điểm lớn nhất kể từ năm 2011.
6. Dow Jones mất hơn 1000 điểm trong ngày giao dịch
Chỉ số Dow Jones mở đầu phiên giao dịch 24/8 với sự kinh hoàng khi mất liền một lúc 1.000 điểm. Nguồn: Market Watch
Tiếp nối ảnh hưởng tiêu cực từ hành động phá giá NDT, thị trường chứng khoán Mỹ đã nhanh chóng sụp đổ đầu phiên 24/8, chỉ số Dow Jones mất hơn 1000 điểm chỉ sau vài tiếng giao dịch. Mặc dù hồi phục nhẹ ở cuối phiên, chỉ số này chốt phiên vẫn mất gần 600 điểm, tương đương 3,6%.
Ngoài ra, chỉ số S&P 500 trong ngày giao dịch 24/8 cũng giảm mạnh 3,9%. Chỉ số Nasdaq mất 3,8%.
7. Nỗi thất vọng mang tên ECB
Ngân hàng ECB cùng chủ tịch M. Draghi đã phải hứng chịu nhiều chỉ trích kể từ đầu năm. Ảnh: Reuters
Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) có thể là một trong những cái tên hứng chịu nhiều chỉ trích nhất trong năm 2015. Chính sách tiền tệ nới lỏng của tổ chức này, bao gồm hàng trăm tỉ USD mua trái phiếu, đã đẩy trái phiếu của nhiều quốc gia châu Âu vào vòng nguy hiểm. Ở Đức, lãi suất của tất cả trái phiếu có kì hạn ngắn hơn 7 năm đều rơi xuống mức tiêu cực.
Ngày 02/12, Ngân hàng này tiếp tục tung ra một gói kích thích nữa trong năm, tuy nhiên lại mang quy mô khiêm tốn hơn nhiều so với kì vọng của thị trường trước đó, tác động tiêu cực tới thị trường chứng khoán trên toàn châu Âu, khiến các chỉ số chính ở Đức, Pháp, Tây ban Nha, Italia giảm mạnh từ 2-4%.
Giới phân tích đánh giá với chính sách điều hành có phần thiếu nhất quán và dứt khoát, danh tiếng của Chủ tịch Mario Draghi cũng như Ngân hàng của ông đã bị tổn hại không ít trong năm 2015.
8. Thị trường chứng khoán Trung Quốc "bốc hơi" 5.000 tỉ USD trong 3 tháng
Sắc đỏ ngập tràn TTCK Trung Quốc kể từ giữa tháng 6. Ảnh: Getty Images
Bong bóng chứng khoán mang tên Trung Quốc cuối cùng cũng vỡ tung vào mùa hè năm nay. Với 3 đợt điều chỉnh giảm liên tiếp bắt đầu từ giữa tháng 6, TTCK TQ đã mất gần 40% giá trị, tương đương 5.000 tỉ USD.
Bắc Kinh đã tung ra hàng loạt các biện pháp can thiệp, trong đó có những động thái chưa có tiền lệ như: ngừng giao dịch hàng ngàn mã cổ phiếu; cấm cổ đông lớn bán cổ phiếu; cho phép quỹ hưu trí mua cổ phiếu.... Trong tháng 8, PBOC đã hạ lãi suất lần thứ 5 kể từ 11/2014 và giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc áp dụng đối với các NHTM.
Những biện pháp này đã bắt đầu phát huy tác dụng. Sau khi chạm đáy 3.000 điểm hồi giữa tháng 9, chỉ số Shanghai Composite đã tăng dần và hiện đang giao dịch quanh ngưỡng 3.600 điểm.
9. Một năm tồi tệ với hàng hóa cơ bản
"Đại gia" khai khoáng Glencore cùng nhiều tập đoàn HHCB khác đã phải sa thải hàng trăm nghìn nhân viên trong năm nay. Ảnh: Bloomberg
2015 chắc chắn sẽ là một năm đáng quên với hàng hóa cơ bản, từ dầu thô, kim loại quý cho tới kim loại công nghiệp. Giá platinum, đồng mất hơn 30% kể từ đầu năm. Kim loại quý cũng chẳng khá khẩm hơn nhiều khi vàng mất 17%, bạc mất hơn 22%.
Tình hình tồi tệ tới nỗi chỉ số Bloomberg Commodity Index, theo dõi HHCB trên thế giới đã rơi xuống mức thấp nhất kể từ tháng 6/1999.
Các nền kinh tế mới nổi như Brazil, Trung Quốc hay Nga đang chậm lại trông thấy, cộng với việc đồng USD ngày càng mạnh lên chính là hai nguyên nhân lớn nhất đè nặng lên HHCB trên toàn cầu. Và xu hướng này được dự đoán sẽ tiếp tục diễn biến tiêu cực trong năm 2016.
10. FED tăng lãi suất sau gần 1 thập kỉ
Kinh tế Mỹ hồi phục là một điểm sáng hiếm hoi của nền kinh tế thế giới 2015. Ảnh: AP
Sau nhiều lần trì hoãn, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) trong cuộc họp cuối cùng trong năm 2015 (ngày 15-16/12) đã quyết định nâng lãi suất thêm 0,25%, chấm dứt thời kì lãi suất “0%” kéo dài gần một thập kỉ qua.
Động thái thắt chặt trên đánh dấu một bước đảo chiều trong chính sách tiền tệ của tổ chức tài chính lớn nhất thế giới, đồng thời cho thấy kinh tế Mỹ đã hồi phục tương đối sau khủng hoảng 2008.
Nhìn chung, năm 2015 chứng kiến sự bất ổn ở các nền kinh tế lớn trên toàn cầu. Châu Âu và Nhật Bản tiếp tục tăng trưởng trì trệ. Trái ngược FED, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và NHTW Nhật Bản (BOJ) trong năm 2015 đã tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ thông qua các gói Nới lỏng Định lượng (QE).
Trong khi đó, sau ¼ thế kỉ mở rộng với tốc độ ấn tượng, kinh tế Trung Quốc lần đầu tiên tăng trưởng dưới 7% trong năm nay, báo hiệu một chu kì khó khăn sắp tới của Chủ tịch Tập Cận Bình cùng bộ máy của ông ta, khi mà những lực đẩy truyền thống như như đầu tư, nhân công giá rẻ hay bất động sản đang dần biến mất.
Nghi Điền
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy