Tin liên quan
Ngày 4/6, Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã chuyển hồ sơ sang Viện KSND Tối cao đề nghị truy tố 6 bị can nguyên là cán bộ Ban quản lý dự án đường sắt (RPMU- Tổng công ty Đường sắt VN) gồm: Trần Quốc Đông (51 tuổi) - nguyên Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (ĐSVN), nguyên Giám đốc RPMU; Phạm Hải Bằng (46 tuổi), Phạm Quang Duy (40 tuổi), Trần Văn Lục (57 tuổi), Nguyễn Văn Hiếu (53 tuổi) đều là nguyên Giám đốc RPMU; và Nguyễn Nam Thái (38 tuổi) nguyên Trưởng phòng dự án 3 - RPMU.
Trước đó, ngày 20/3/2014, báo chí Nhật Bản đưa tin Giám đốc Cty Tư vấn giao thông Nhật Bản (JTC) thừa nhận đã chi bất hợp pháp hơn 100 triệu Yên Nhật cho một số quan chức Việt Nam, Indonesia và Uzbekistan để nhận được hợp đồng cho các dự án ODA. Riêng tại Việt Nam, JTC hối lộ cho một nhóm quan chức đường sắt với phần lớn số tiền nêu trên trong giai đoạn từ năm 2008 - 2012 để được nhận thầu tư vấn dự án xây dựng đường sắt đô thị. Đến tháng 4/2014, Bộ Ngoại giao đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ về thông tin có 3 đối tượng đã nhận 69,9 triệu Yên Nhật (tương đương 11 tỷ đồng) của Cty JTC để thực hiện gói thầu tư vấn kỹ thuật dự án Đường sắt đô thị Hà Nội (tuyến số 1, giai đoạn I).
Mô hình phối cảnh dự án đường sắt Yên Viên - Ngọc Hồi
Ngay sau đó, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo Bộ Công an đã chỉ đạo cơ quan CSĐT phối hợp với Bộ GTVT điều tra, làm rõ thông tin JTC đã chi một khoản tiền hối lộ cho một số lãnh đạo ngành Đường sắt Việt Nam trong quá trình thực hiện dự án “Đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến số 1 – giai đoạn I” bằng vốn ODA.
Qua điều tra, Cơ quan CQĐT kết luận vào khoảng tháng 9/2009 trong quá trình thống nhất các điều khoản của hợp đồng tư vấn thiết kế kỹ thuật với nhà thầu JTC, ông Phạm Hải Bằng (lúc đó là Chủ nhiệm dự án) đã đề cập một số khó khăn của RPMU về chi phí triển khai dự án với đại diện JTC và phía JTC đồng ý hỗ trợ một khoản kinh phí.
Sau khi có thoả thuận trên, ông Bằng thông báo cho Phạm Quang Duy (lúc đó là Trưởng phòng dự án 3 - RPMU) cùng Nguyễn Nam Thái biết để thực hiện. Từ tháng 9-2009 đến tháng 2-2014, Duy và Thái nhiều lần được ông Bằng giao đi nhận hỗ trợ từ phía nhà thầu với tổng số tiền 11 tỉ đồng.
Khoản tiền trên được ba người chia nhau quản lý, sử dụng: Phạm Hải Bằng giữ 4,8 tỷ đồng; Nguyễn Nam Thái giữ 3,4 tỷ đồng, Phạm Quang Duy giữ 2,8 tỷ đồng.
Ba người này khai nhận đã sử dụng số tiền trên vào chi phí tổ chức lễ ký kết hợp đồng, tiếp khách, đối ngoại, hội họp, tổ chức cho Tổ dự án và RPMU đi nghỉ mát…
Tuy nhiên, các khoản chi nói trên đều không có chứng từ, sổ sách.
Theo Cơ quan CSĐT, ông Bằng khai đều báo cáo với các ông Trần Văn Lục, Trần Quốc Đông, Nguyễn Văn Hiếu (Giám đốc RPMU các thời kỳ) khi chi khoản tiền trên dù những người này không chỉ đạo gì về việc sử dụng tiền.
Ông Bằng cũng khai nhận đã trích từ nguồn tiền hỗ trợ của JTC để đưa cho ông Trần Quốc Đông 30 triệu đồng, ông Trần Văn Lục 100 triệu đồng và ông Nguyễn Văn Hiếu 50 triệu đồng vào dịp Tết.
Cơ quan CSĐT cũng cho biết sau khi bị bắt giam, ông Bằng đã tự nguyện nộp lại 970 triệu đồng, 7.000 USD và 2 sổ tiết kiệm trị giá hơn 900 triệu đồng để khắc phục hậu quả.
PV
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy