Ai thực sự tạo ra lợi nhuận cho Jack Ma?
04/10/2015 09:45:11
Alibaba của tỷ phú Jack Ma đã từng thành công vang rội khi lên sàn chứng khoán New York, nhưng ít ai biết phần lớn những giá trị đó đến từ những người giao hàng “giá rẻ”.

Tin liên quan

Những người giao hàng “giá rẻ" tạo nên thành công cho tỷ phú Jack Ma (Ảnh minh họa)

Cứ đúng 7 giờ 30 sáng hàng ngày, ông Pengyan – chủ một nhà kho ở Bắc Kinh của công ty chuyển phát nhanh ZTO đi dạo quanh để kiểm tra những gói hàng chuyển đến 30 nhà kho khu vực Hà Bắc, Tứ Xuyên, Quý Châu… Và nhân viên của ông thì chẳng một ai đến từ thủ đô Bắc Kinh cả. 

Ông cho hay: “Chúng tôi đã có hai người đến từ Bắc Kinh năm ngoái nhưng họ đã nghỉ vì không chịu nổi khối lượng công việc. Những người đến từ thành phố quá yếu đuối và ngang ngạnh. Trong khi đó, lực lượng lao động đến từ nông thôn di cư lên thành phố rất đông và ngày càng tăng. Nhờ thế mà chi phí lao động ở thành phố vẫn giữ ở mức tương đối thấp.” Chính ông Pengyan cũng là người gốc Quý Châu và có lẽ ông sẽ không giữ chức vụ này nếu không rời quê hương.

Nhờ có hàng triệu lao động đến từ nông thôn mà nền kinh tế Trung Quốc mới chuyển đổi vượt bậc trong 30 năm qua. Nhưng có vẻ thời kỳ hoàng kim này đang đến hồi kết khi tình trạng thiếu lao động ngày càng tăng, dẫn đến tiền lương trung bình tăng tại các thành phố lớn trong khi nguồn cung lao động ngày càng cạn dần.

Đối với người dân thủ đô Trung Quốc, những người giao hàng dường như vô hình: một “đội quân” mang thư từ, bưu phẩm tất bật chạy trên phố, giao hàng đến từng ngôi nhà đặt hàng đặt trực tuyến. Có những người giao hàng từng gửi tới 300 bưu phẩm mỗi ngày. Họ, những người lao động “mù công nghệ” cũng chính là nguồn nhiên liệu thắp sáng cho sự bùng nổ tiêu dùng trên Internet; đưa Trung Quốc chuyển đổi từ nền kinh tế dựa vào đầu tư và xuất nhập khẩu sang mô hình tiêu dùng và dịch vụ.

Tầm quan trọng của ngành vận tải

Mặc dù nền kinh tế Trung Quốc gần đây tăng trưởng chậm chạp, nhưng sự bùng nổ thương mại điện tử ở nước này đã sản sinh ra hàng ngàn doanh nghiệp chuyển phát nhanh, trong đó có nhiều doanh nghiệp đã phát triển và mở rộng ra toàn quốc. ZTO, một trong 10 hãng lớn nhất tại đây, đã nói với Bloomberg rằng chỉ trong một tháng mà ZTO đã chuyển phát tới gần một nửa số tỉnh tại Trung Quốc, và hãng này cũng có tham vọng phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu vào năm 2017.

ZTO cũng ước tính rằng 70% lượng bưu phẩm mà công ty này chuyển phát đến từ Taobao và TMall, hai trang web thuộc người khổng lồ thương mại điện tử Alibaba. Alibaba đã từng thành công vang rội khi lên sàn chứng khoán New York, nhưng ít ai biết phần lớn những giá trị đó đến từ những người giao hàng “giá rẻ”.

Giá vận tải thấp không chỉ là nguồn động lực phát triển của thương mại điện tử mà nó trên hết là nguồn sống quyết định sống còn của ngành này tại Trung Quốc. Các công ty vận tải Trung Quốc không chỉ siêu rẻ mà làm việc rất hiệu quả và nhanh chóng hơn nhiều so với những nước khác.

Đơn cử như chuyển phát nhanh một bưu phẩm trong một đêm tới hầu hết các địa điểm trên toàn quốc chỉ mất từ 10 – 13 Nhân dân tệ (tương đương 30 – 40.000 VND), bằng 1/10 ở Mỹ nhờ vào thời gian làm việc tới 12 giờ/ngày của những người giao hàng.

Tỷ phú Jack Ma

Các công ty như Alibaba, kiểm soát khoảng 70% thương mại điện tử bán lẻ ở Trung Quốc – và chiếm khoảng 8% tổng doanh thu bán lẻ trong nước – dựa vào những hãng vận tải giá rẻ như ZTO nhằm vận chuyển và giao hàng cho phần lớn các mảng kinh doanh của công ty.

Trong khi đó, đối với những công ty thương mại điện tử ở phương Tây thì giá vận tải thấp chỉ khi mua hàng giá trị cao; còn đối với những người giao hàng của ZTO thì họ sẵn sàng mang từ một hộp giày duy nhất đến chỉ 1 cặp dây giày.

Cuộc sống khốn cùng của những người giao hàng Trung Quốc

Có việc làm ở thành phố là một cuộc đấu tranh khốc liệt. Hầu hết những người giao hàng đều nói họ rất biết ơn với công việc ở thành phố, nhưng họ buộc phải đối mặt với thời gian làm dài, xa gia đình và vất vả ở nơi có vẻ như họ không bao giờ thuộc về. Về mặt pháp lý, họ dễ gặp rắc rối vì không có hộ khẩu ở thành phố hay đăng ký tam trú tạm vắng tại Bắc Kinh, thứ sử dụng thường xuyên khi đến những bện viện hay trường công.

Những người giao hàng chỉ có thể về quê thăm vợ con khoảng 3 tháng một lần, có những người 1 năm một lần. Dù cho công việc của họ được trả lương khá tốt, khoảng 5.000 Nhân dân tệ (tương đương 17 triệu đồng) nhưng nó vất vả vô cùng.

Thông thường họ phải vận chuyển 300-400 gói hàng, và phải nhận từ 100-200 gói hàng của khách, còn đối với việc giao hàng trong cùng một khu phố thì con số lên đến 700-800 gói hàng. Cả ngày họ phải di chuyển, leo cầu thang, và khi về nhà thì quá mệt mỏi. Hầu hết mọi người đều không thể xử lý hết đống hàng, chỉ có 1/3 số người có thể trụ lại sau 2 tháng làm việc.

Dù cho công việc vất vả, nhưng nghề giao hàng bưu kiện không được coi trọng ở Trung Quốc. 

Không ít lần những người giao hàng phải nghe thấy câu: “Oh, là giao hàng à, đợi nhé!” hay ai đó trong nhà mắng con mình “Mày mà không ngoan ngoãn và chăm chỉ học hành thì lớn lên chỉ có làm thằng giao hàng thôi!”. Các công ty lớn như ZTO đã xây dựng danh tiếng tốt trong ngành và đi kèm với những đảm bảo lợi ích cho nhân viên giao hàng.

Nhưng ở Trung Quốc có đến hàng ngàn công ty chuyển phát nhanh, có những công ty chẳng buồn ký hợp đồng với nhân viên giao hàng hay chỉ có đơn thuần hợp đồng ngắn hạn. Trong khi đó nhiều công ty dù tiền lương nhân viên khoảng 14 triệu đồng nhưng 25% số đó bị trừ vào các khoản phạt với nhiều lý do như kiểu: gõ cửa quá lớn, chuyển hàng quá sớm…

Trong nhiều thập kỷ, Trung Quốc đã phát triển nhờ vào giá sản phẩm rẻ hơn Mỹ và các đối thủ từ Châu Âu, và phần lớn do chi phí lao động quá thấp. Và nguồn lao động này đang chuyển dịch sang ngành vận tải. Thợ sửa móng tay, công nhân ủi quần sáo thì luôn có sẵn, nhưng giờ nhờ có công nghệ điện thoại thông minh, mọi dịch vụ tiêu dùng trở nên quá dễ dàng.

Ngoài công việc chuyển phát nhanh, nhiều người di cư còn làm cho các công ty như Uber hay Didi Kuaidi, hay vận chuyển đồ ăn cho các website. Lương thấp, những người di cư chăm chỉ làm việc để thúc đẩy mô hình dịch vụ kinh doanh mới nổi “online to offline”, điều giúp người dùng điện thoại thông minh đặt hàng theo yêu cầu một cách thuận tiển với chi phí thấp.

Tốc độ của ngành dịch vụ trực tuyến thật chóng mặt. Có những khi chỉ cần yêu cầu rửa xe mà chỉ cần 30 phút sau, chiếc xe đã sạch bong. Có rất nhiều người nước ngoài cũng đang chứng kiến mô hình kinh doanh online-to-offline ở Trung Quốc và luôn tự hỏi sao nó hoạt động tốt đến vậy. Đơn giản có vẻ như nhờ giá nhân công rẻ mạt.

Cạn kiệt nguồn nhân lực

Trong khi nguồn lao động giá rẻ là rất quan trọng, nhiều nhà kinh tế hiện nay cho rằng nguồn lao động dường như vô hạn của Trung Quốc sắp cạn kiệt, khi dân số trong độ tuổi lao động sẽ giảm và kéo theo đó là sự thiếu hụt lao động ở các thành phố lớn.

Kể từ năm 2009, tiền lương đã tăng lên 4 lần nhưng giá giao hàng gần như không đổi. Trên thực tế, hiện nay giá thấp hơn so với năm 2009. Tất cả điều này là do khi tất cả các công ty đã rơi vào vũng lầy giá rẻ thì chẳng có ai dám tăng giá vì sợ mất khách. Dù lượng hàng giao tăng lên, nên có thể bù đắp các chi phí tăng lương, nhưng mô hình kinh doanh kiểu này sẽ không thể mãi có lợi nhuận được.

Theo Tri Thức Trẻ

Theo: ANTT/NĐT
Thích và chia sẻ bài viết này :
Tags :
Tin liên quan
Mọi góp ý tin bài cho chúng tôi vui lòng gửi vào email: antt.toasoan@gmail.com
Đang phổ biến