Tin liên quan
Thị trường chứng khoán đã có một tuần 48 đầy "thê thảm"
Dẫu thanh khoản đã được cải thiện đáng kể so với phiên hôm trước nhưng phiên giao dịch cuối tuần vẫn đóng lại đầy u ám và đà rơi của thị trường vẫn chưa biết khi nào dừng lại.
Cụ thể, kết thúc phiên giao dịch cuối cùng của tuần 48, VN-Index chốt ở 566,58 điểm, giảm 6,31 điểm (-1,10%), khối lượng giao dịch đạt 145,68 triệu đơn vị (thỏa thuận: 7,31 triệu đơn vị), tương ứng giá trị 2.377 tỷ đồng.
Trên toàn sàn có tổng cộng 134 mã tăng giá, 84 mã giảm giá và 63 mã đứng giá.
Trên sàn Hà Nội, mọi chuyện cũng chẳng có gì khả quan hơn, HNX-Index chốt ở 87,42 điểm, giảm 0,57 điểm (-0,65%), khối lượng giao dịch đạt 77,90 triệu đơn vị (thỏa thuận: 6,40 triệu đơn vị), tương ứng giá trị 1.090 tỷ đồng.
Trên toàn sàn có tổng cộng 128 mã tăng giá, 70 mã giảm giá, 168 mã đứng giá.
Quan sát trên biểu thống kê, số mã tăng vẫn chiếu ưu thế hoàn toàn so với số mã giảm nhưng cũng như phiên hôm qua, việc sụt đỏ của hàng loạt ông lớn chính là nguyên nhân kéo lún cả thị trường.
Với áp lực cắt lỗ từ phía các nhà đầu tư cả trong nước và ngoài nước, đầu tàu GAS tiếp tục rớt sâu với mức giảm 5.000 đồng (-5,49%), KLGD cũng tăng vọt lên 1,15 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị 100,4 tỷ đồng. Cùng cảnh ngộ với “anh cả” GAS, 3 “ông lớn” khác cùng chung một phiên “đỏ lửa”, gồm VNM giảm 500 đồng (-0,5%), MSN giảm 1.500 đồng (-1,82%), FPT giảm 600 đồng (-1,23%). Đây chính là những lực hãm chính của thị trường ngày hôm nay.
Diễn biến PVD cũng rất đáng chú ý khi lần đầu tiên trong năm, cổ phiếu của Tổng công ty khoan và dịch vụ dầu khí đã bị bán tháo tới tận giá sàn. Cụ thể, khoảng 10h30, sau khi PVD vừa chứng kiến một đợt đẩy giá lên từ mức mở cửa 76.500 đồng tới 78.500 đồng. Dẫu toàn bộ dao động này vẫn nằm dưới tham chiếu, nhưng đó là những cố gắng đỡ giá rất đáng chú ý. Nhưng bất ngờ từ mức 78.500 đồng đầy hi vọng đấy, PVD xuất hiện những đợt xả liên tiếp với quy mô lệnh bán rất lớn. Giá rơi thẳng xuống tận giá sàn. May mắn là PVD vẫn có khối lượng mua sàn đủ tốt nên thoát cảnh đóng cửa trong màu xanh trứng quốc. Dẫu vậy, với mức giảm 6,21% (-5,0 điểm), PVD vẫn ghi nhận một mức giảm phiên mạnh nhất kể từ đầu năm.
Trong rổ VN30, màu đỏ sậm vẫn trùm bóng lớn khi có tới 18 mã giảm, trong khi chỉ có 7 mã tăng. Ngoài PVD, FPT, VNM, MSN trong nhóm cũng có rất nhiều mã “có vai có vế” chịu chung cảnh đóng tuần giảm điểm như SSI (-0,1), HPG (-1,0), HSG (-0,7), KDC (-1,5), REE (-0,2)…
Nhưng dù sao mức giảm 0,72% (-4,42 điểm) của VN30-Index vẫn hạn chế hơn chỉ số sàn rất nhiều bởi trong số 7 mã tăng điểm cũng có rất nhiều mã có giá trị vốn hóa lớn dù rằng mức tăng khá khiêm tốn. Có thể kể đến như VIC (+0,1), VCB (+0,4), ITA (+0,2), MBB(+0,2), DPM (+0,4)…
Phiên hôm nay cũng chốt lại một tuần “thê thảm” của nhóm dầu khí khi tất cả các mã chứng khoán họ P đều chung cảnh ngộ với PVD. Cụ thể, PVB (-1,1), PVC (-1,3), PVE (-0,1), PVS (-2,3).
Trong khi đó, với hàng loạt các văn bản mang tính hỗ trợ tích cực cho thị trường nhà đất mới được các cơ quan quản lý ban hành, dòng tiền phiên hôm nay tập trung rất mạnh vào các cổ phiếu bất động sản. Các mã như HQC, HAR, ITA, SCR, VCG… đều đã đồng loạt tăng giá và giao dịch rất sôi động. Khép phiên giao dịch, SCR tăng 400 đồng lên 10.600 đồng/CP và khớp lệnh mạnh nhất sàn HNX, đạt trên 11,5 triệu đơn vị.Bên cạnh đó, sau phiên tăng mạnh hôm qua, ba mã FLC, KLF và FIT đã bị bán mạnh trở lại. FLC giảm 300 đồng xuống 11.700 đồng/CP và khớp lệnh mạnh nhất sàn HOSE, đạt hơn 19,4 triệu đơn vị.
Với việc giá xăng liên tục được điều chỉnh giảm trong 3 tháng qua, giá dầu thô thế giới cũng liên tục tạo đáy, nhóm cổ phiếu vận tải biển đã một phiên bứt phá rất tốt như VIP (+0,5), VTO (+0,5 điểm - kịch trần)...
Nếu trên HOSE với 19,47 triệu cổ phiếu đã được giao dịch, FLC vẫn là mã dẫn đầu thì thanh khoản thì trên HNX, vị trí số 1 của KLF đã bị soán ngôi bởi SCR với đúng 1 triệu đơn vị nhiều hơn. Cụ thể, toàn phiên đã có tới 11,54 cổ phiếu SCR đã được khớp lệnh, tương ứng giá trị 122 tỷ đồng.
Phiên hôm nay, khối các nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục bán ròng mạnh 4,274 triệu cổ phiếu tương đương 177,47 tỷ đồng. Cụ thể, khối này chỉ mua vào 2,520 triệu đơn vị (trị giá 77,93 tỷ đồng) nhưng lại đồng thời bán ra đến 6,974 triệu đơn vị (trị giá 255,40 tỷ đồng). Trong đó, mã PVX được khối ngoại mua vào nhiều nhất với 242.000 đơn vị (chiếm 4,3% tổng khối lượng giao dịch). Các mã tiếp theo là HVG (208.000 đơn vị), VSH (178.040 đơn vị), VHC (166.000 đơn vị), IJC (155.000 đơn vị).
N.G
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy