Cổ phiếu Walt Disney trở thành tâm điểm trong phiên cuối tuần sau khi báo cáo lợi nhuận quý II vượt kỳ vọng nhờ nền tảng trực tuyến của hãng có thêm nhiều khách hàng hơn dự báo, đồng thời các công viên giải trí có lãi trở lại sau thời gian dài bị nhấn chìm bởi đại dịch.
Tuy nhiên, sự lạc quan trên thị trường giảm sút sau khi Đại học Michigan công bố báo cáo cho thấy chỉ số tâm lý người tiêu dùng tại Mỹ giảm xuống 70,2 trong nửa đầu tháng 8 từ mức 81,2 trong tháng 7. Đây là cũng mức thấp nhất kể từ năm 2011 cho thấy rằng biến thể delta gây ra Covid-19 đang tác động đến người tiêu dùng nhiều hơn dự kiến.
Các chỉ số chứng khoán Mỹ sụt giảm sau khi báo cáo trên được công bố. Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm cũng đảo chiều.
Chứng khoán Mỹ đang thử thách những mốc kỷ lục mới trong vài phiên vừa qua khi niềm tin của nhà đầu tư vào đà phục hồi kinh tế được củng cố bởi mùa báo cáo lợi nhuận sáng sủa, dự luật cơ sở hạ tầng 1.000 tỷ USD được thông qua và lạm phát hạ nhiệt.
Các nhà đầu tư hiện đang hướng tới cuộc họp của Fed tại Jackson Hole, Wyoming vào cuối tháng này để tìm kiếm tín hiệu về các chính sách tiền tệ.
Trong những ngày gần đây, các quan chức Fed liên tục chia sẻ quan điểm, đã gần đến lúc ngân hàng trung ương bắt đầu rút lại các chính sách hỗ trợ trong đại dịch, đặc biệt là chương trình mua trái phiếu hàng tháng.
Bộ ba chỉ số chính trên phố Wall đều tăng trong phiên đêm qua, trong đó Dow Jones và S&P 500 lập đỉnh mới. Trong khi đó, Dow Futures, S&P Futures và Nasdaq Futures vẫn đang trong xu hướng leo dốc.
Kết thúc phiên 13/8, chỉ số Dow Jones tăng 15,53 điểm (+0,04%), lên 35.515,38 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 7,17 điểm (+0,16%), lên 4.468,00 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 6,64 điểm (+0,04%), lên 14.822,90 điểm.
Trong tuần, S&P 500 tăng 0,71%, Dow Jones tăng 0,87% và Nasdaq Composite giảm 0,09%.
Chứng khoán châu Âu kết thúc một tuần thăng hoa bằng một phiên leo dốc ổn định vào thứ Sáu. Bức tranh lợi nhuận quý II mạnh mẽ tiếp tục là động lực chính giúp thị trường gạt bỏ nỗi lo ngại về đại dịch.
Kết thúc phiên 13/8, chỉ số FTSE 100 tại Anh tăng 25,48 điểm (+0,35%), lên 7.218,71 điểm. Chỉ số DAX tại Đức tăng 39,93 điểm (+0,25%), lên 15.977,44 điểm. Chỉ số CAC 40 tại Pháp tăng 13,57 điểm (+0,20%), lên 6.896,04 điểm.
Kết thúc tuần, FTSE 100 tăng 1,34%, DAX tăng 1,37%, CAC 40 tăng 1,16%.
Chứng khoán châu Á có phiên cuối tuần đỏ lửa. Chứng khoán Nhật Bản giảm điểm do nhóm cổ phiếu chip kéo lùi, song đà tăng mạnh mẽ của cổ phiếu lớn Recruit Holdings đã hạn chế những tổn thất đến thị trường.
Chứng khoán Trung Quốc giảm điểm với cổ phiếu của nhà sản xuất chip hàng đầu của nước này là SMIC lao dốc.
Chứng khoán Hồng Kông giảm, chịu áp lớn từ nhóm cổ phiếu công nghệ.
Chứng khoán Hàn Quốc lùi bước do nhà đầu tư nước ngoài bán mạnh cổ phiếu bán dẫn, bên cạnh ảnh hưởng của dịch bệnh.
Kết thúc phiên 13/8, chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 37,87 điểm (-0,14%), xuống 27.977,15 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 8,44 điểm (-0,24%), xuống 3.51630 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 126,20 điểm (-0,48%), xuống 26.391,62 điểm. Chỉ số KOSPI tại Seoul giảm 37,09 điểm (-1,16%), xuống 3.171,29 điểm.
Trong tuần, Nikkei 225 tăng 0,56%, Shanghai Composite tăng 1,68%, Hang Seng tăng 0,81%, KOSPI giảm 3,03%.
Giá vàng đêm qua tăng vọt sau báo cáo tâm lý người tiêu dùng ảm đạm do Đại học Michigan công bố. Báo cáo trên khiến đồng USD bị bán tháo và lợi suất trái phiếu Mỹ giảm, dòng tiền quay lại với kim loại quý.
Kết thúc phiên 13/8, giá vàng giao ngay tăng 25,80 USD (+1,47%), lên 1.779,70 USD/ounce. Giá vàng tương lai giao tháng 10 tăng 29,60 USD (+1,69%), lên 1.779,40 USD/ounce.
Trong khảo sát về giá vàng tuần tới của Kitco với 15 chuyên gia trên phố Wall, có 8 người dự báo vàng sẽ tăng giá, 3 người cho rằng giá vàng sẽ giảm và 2 người dự báo giá vàng sẽ đi ngang.
Đối với khảo sát trực tuyến với 914 người tham gia, 57% tin rằng giá vàng sẽ tăng, 25% cho rằng giá vàng giảm và 18% có quan điểm giá vàng sẽ ít thay đổi.
Giá dầu tiếp tục giảm trong phiên cuối tuần sau cảnh báo đến từ Cơ quan năng lượng quốc tế (IEA).
IEA cho biết hôm 12/8, nhu cầu dầu thô ngừng tăng trưởng trong tháng Bảy và dự kiến sẽ tăng với tốc độ chậm trong phần còn lại của năm do tình hình lây nhiễm gia tăng mà biến thể delta của Covid-19 gây ra.
Tuy nhiên, dầu vẫn được sẽ hỗ trợ bởi nhu cầu được cải thiện ở Mỹ và một số quốc gia, nơi tỷ lệ tiêm chủng Covid-19 cao.
Ngoài ra, Goldman cắt giảm ước tính thâm hụt dầu toàn cầu xuống 1 triệu thùng /ngày từ 2,3 triệu thùng/ngày trong ngắn hạn với lý do nhu cầu dự kiến sẽ giảm trong tháng 8 và tháng 9.
Kết thúc phiên 13/8, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ WTI giảm 0,53 USD (-0,8%), xuống 68,56 USD/thùng. Giá dầu thô Brent giảm 0,58 USD (-0,8%), xuống 70,73 USD/thùng.
Trong tuần, giá dầu thô WTI tăng 0,4%, giá dầu thô Brent giảm 0,04%.
Tác giả: Quỳnh Lê
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy