Tin liên quan
Ảnh minh họa
Cụ thể, Bộ Tài chính cho biết về thu ngân sách nhà nước, tổng số thu bảy tháng đạt 544,6 nghìn tỷ đồng, bằng 59,8% dự toán, tăng 6,6% so với cùng kỳ năm 2014.
Trong đó, thu nội địa ước đạt 404,36 nghìn tỷ đồng, tăng 15,7% so với cùng kỳ, đạt khá so với cùng kỳ một số năm gần đây. Các con số này cho thấy sự chuyển biến tích cực của nền kinh tế đã góp phần gia tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước.
Thu từ dầu thô ước đạt 42,27 nghìn tỷ đồng, giảm 33,9% so với cùng kỳ năm 2014. Do giá dầu giảm mạnh nên số thu từ dầu thô đạt thấp.
Thu ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu tăng nhẹ 2,6% so với cùng kỳ, ước đạt 147,7 nghìn tỷ đồng.
Còn về chi, tổng chi trong bảy tháng đạt 645,3 nghìn tỷ đồng, bằng 56,3% dự toán, tăng 8,1% so cùng kỳ năm 2014.
Trong đó, chi đầu tư phát triển là 99,45 nghìn tỷ đồng, tăng 6,3% cùng kỳ năm 2014.
Chi trả nợ và viện trợ là 94,4 nghìn tỷ đồng, tăng 15,4% so với cùng kỳ năm ngoái, đảm bảo thanh toán đầy đủ, kịp thời các khoản nợ đến hạn theo cam kết.
Chi phát triển các sự nghiệp kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý hành chính là 446 nghìn tỷ đồng, tăng 5,9% so với cùng kỳ năm 2014. Các nhiệm vụ chi ngân sách nhà nước được đáp ứng kịp thời theo dự toán giao và tiến độ thực hiện của các đơn vị sử dụng ngân sách,...
Liên quan đến việc vay bù đắp bội chi, trong thông cáo gửi cho các cơ quan báo chí, Bộ Tài chính cho biết từ đầu năm đến nay lượng trái phiếu phát hành để bù đắp bội chi ngân sách và chi đầu tư phát triển đạt trên 114,5 nghìn tỷ đồng. Tình hình huy động vốn qua kênh này hết sức khó khăn khi tỷ lệ trúng thầu bình quân phiên chỉ đạt 63,5%.
Lý do huy động vốn qua kênh phát hành trái phiếu chính phủ khó khăn, theo bà Phan Thị Thu Hiền, phó vụ trưởng Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tín dụng, Bộ Tài chính, tăng trưởng tín dụng từ đầu năm đạt khá. Bên cạnh đó, do kỳ hạn phát hành trái phiếu trên năm năm trở lên nên cũng không hấp dẫn các ngân hàng thương mại.
Chính vì huy động vốn qua phát hành trái phiếu chính phủ khó khăn, ông Huỳnh Quang Hải, thứ trưởng Bộ Tài chính, cho biết bộ đã có đề xuất vay Ngân hàng Nhà nước 30.000 tỷ đồng. Mục đích sử dụng khoản vay nóng này là để bù đắp thiếu hụt tạm thời cho bội chi.
Vấn đề bội chi ngân sách từng được nhiều đại biểu đề cập với thái độ rất gay gắt bởi tình trạng nới dần đều năm nào cũng diễn ra.
Tại kỳ họp thứ 9, TS Bùi Đức Thụ, Phó chủ nhiệm Ủy ban tài chính ngân sách của Quốc hội cho rằng: nếu ngân sách Trung ương bội chi thì lại gánh thêm thì nguy cơ áp lực tăng nợ công và tăng bội chi ngân sách hàng năm.
Còn nếu các địa phương tiếp tục chi vượt dự toán thì sẽ thành một khối nợ khổng lồ và Trung ương lại chạy theo đi xử lý nợ sẽ dẫn tới tình trạng ủng hộ hoặc tạo điều kiện cho những địa phương vượt kế hoạch vốn và kỷ luật tài chính không nghiêm.
"Về nguyên tắc, ngân sách cấp nào chi thì cấp đó phải chịu trách nhiệm và phải đảm bảo cân đối, trong trường hợp khó khăn của địa phương làm ảnh hưởng tới an ninh tài chính quốc gia, ảnh hưởng đến nợ công và buộc phải có giải pháp xử lý ngay thì phải trình ra Quốc hội hoặc Ủy ban Thường vụ quốc hội để xem xét xử lý vì mục tiêu cuối cùng phải là an ninh tài chính, ổn định vĩ mô của tổng thể nền kinh tế", TS Bùi Đức Thụ nói.
PV (th)
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy