Tin liên quan
Cuối năm 2012, Thủ tướng Shinzo Abe nhậm chức. Cho đến nay, GDP thực của Nhật tăng vỏn vẹn 2,2%. Trong quý I/2016, mức tăng GDP là 0,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Dấu hiệu ảm đạm trên khiến nhiều nhà đầu tư mong đợi một kết quả khả quan về các biện pháp kích thích kinh tế trong cuộc họp sắp tới của BOJ.
Kinh tế Nhật vẫn ì ạch sau 2 thập kỷ áp dụng nhiều chính sách kích thích
Xét ở góc độ cơ bản, Nhật là quốc gia có dân số già, đồng thời là một trong ba nước giàu chứa ít người nhập cư nhất trên thế giới. Kể từ đầu những năm 1990, Nhật Bản rơi vào tình trạng giảm phát kéo dài, suy thoái diễn ra thường xuyên.
Chính sách kích cầu Abenomics
Nhờ chính sách của Thủ tướng Abe, khối nợ công nước Nhật đã tăng đáng kể, chiếm 247% GDP hiện tại và cao gấp 3 lần mức bình quân của các nước đang phát triển. Theo Bloomberg, Abenomics đã góp phần làm hạ tỷ giá đồng yen và kích thích lợi nhuận doanh nghiệp, song thu nhập và tiêu dùng của người dân Nhật vẫn không có nhiều cải thiện.
Để hạn chế nợ công, chính phủ đã tăng thuế bán hàng. Tuy nhiên, GDP lập tức giảm mạnh khi phương pháp này được áp dụng vào năm 2014.
Ngay sau đó, BOJ đã mạnh tay thực hiện cá biện pháp nới lỏng định lượng và kích thích lạm phát, nâng khối tài sản lên mức kỷ lục hơn 80% GDP trong khi Mỹ chỉ chiếm 24,6%, Euro ở mức 27,3%.
Yen Nhật liên tục tăng nửa đầu năm nay (Bloomberg)
Mặc dù vậy, BOJ vẫn chưa đạt được mức 2% chỉ tiêu lạm phát. Nửa đầu năm nay, yên liên tục “lên như diều gặp gió” khi nhà đầu tư quốc tế xem đây là tài sản an toàn.
Lối ra nào cho Nhật Bản?
Theo Bloomberg, những biện pháp khả thi vực nền kinh tế thứ ba thế giới này sẽ không dễ dàng trong bối cảnh thị trường tài chính chao đảo sau cơn địa chấn Brexit.
Trước hết, để cải thiện nhân công, Nhật Bản nên vận động phụ nữ đi làm nhiều hơn đồng thời kéo dài độ tuổi về hưu, mặc dù điều này khá “khiên cưỡng” trong nhiều doanh nghiệp Nhật Bản, trong bối cảnh nước này “ngại” chấp nhận người nhập cư.
Về mặt kích thích tăng trưởng thu nhập, Nhật Bản cần mở rộng chính sách mở cửa thị trường lao động, tạo ra môi trường linh hoạt và cải thiện lương bổng hơn nữa, thậm chí tăng thuế để cải thiện nguồn thu ngân sách.
Tuy nhiên, tất cả những đề xuất trên đều gặp trở ngại từ khối doanh nghiệp lẫn người tiêu dùng. Chính phủ Nhật Bản sẽ phải nỗ lực nhiều hơn nữa để giải quyết vấn đề nan giải này.
Khang Khang (Bloomberg)
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy