Tin liên quan
Về tình trạng phân biệt địa phương trong tuyển dụng lao động tại một số doanh nghiệp, đại biểu Trương Minh Hoàng (Cà Mau) mong muốn Bộ trưởng đưa ra ý kiến về việc này và hướng giải quyết tạo sự bình đẳng của người lao động tạo sự bình đẳng về việc làm.
Trả lời ý kiến đại biểu Hoàng, Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền cho biết, bản thân Bộ trưởng cũng phản đối việc tiếp nhận lao động như vậy, đó là việc hoàn toàn trái với quy định hiện hành về việc tuyển, tiếp nhận người lao động. Người lao động Việt Nam được quyền lao động ở các nơi trên cả nước khi nghề nghiệp đó phù hợp với họ. Trước phản ánh đó, Bộ cũng yêu cầu đơn vị này rút ngay việc phân biệt, thực hiện trách nhiệm của cơ quan nhà nước trong việc sử dụng lao động và cũng là việc bảo vệ quyền của người lao động.
Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền trả lời đại biểu Quốc hội
Về vấn đề sinh viên ra trường không có việc làm, Bộ trưởng Chuyền cho biết, trong một năm có trên 800.000 sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung cấp ra trường và những thanh niên này họ rất cần việc làm. Tuy nhiên, tình hình kinh tế - xã hội còn khó khăn dẫn đến doanh nghiệp phá sản, giải thể nên việc tiếp nhận lao động hạn chế. Ngoài ra việc đào tạo còn có những hạn chế nhất định, đặc biệt là kỹ năng chưa đáp ứng được yêu cầu doanh nghiệp nước ngoài, việc gắn đào tạo với thị trường cũng chưa gắn kết chính vì vậy lao động ra chưa có việc làm.
Cũng xoay quanh về vấn đề này, trả lời đại biểu Đỗ Thị Hoàng (Quảng Ninh) theo Bộ trưởng Bộ LĐTB &XH, có hiện tượng người lao động nước ngoài vào Việt Nam nhiều trong lúc nhiều doanh nghiệp phá sản, thanh niên ra trường chưa có việc làm vẫn còn đông. Theo luật quản lý lao động ngoài nước, đã có quy định rõ đối tượng nào được vào lao động ở Việt Nam: đó những người có trình độ chuyên môn kĩ thuật đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam.
Thực chất ngoài lao động đó, còn có lao động không có chuyên môn nghiệp vụ, nhưng 1 số doanh nghiệp vẫn sử dụng được, và họ chỉ tham gia giai đoạn đầu. Phần đông, số lao động này đi theo con đường du lịch. Theo Bộ trưởng, hiện nay ở nước ta có tổng số 78.000 lao động nước ngoài phần đông là lao động kĩ thuật, lao động không có chuyên môn kỹ thuật chủ yếu của Trung Quốc.
Trách nhiệm chưa quản lý được, Bộ có nghiên cứu đề xuất phối hợp với các ngành liên quan triển khai chương trình quản lý lao động ngoài nước, ký hợp tác với Bộ Công an kiểm tra các đối tượng và phát hiện các đối tượng sai để trục xuất. Đồng thời, cũng yêu cầu chủ sử dụng lao động công bố công khai doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng lao động.
Cần tăng cường biện pháp tránh tình trạng lao động vi phạm hợp đồng rồi bỏ trốn
Trả lời ý kiến của đại biểu Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình) về vấn đề lao động vi phạm hợp đồng bỏ trốn, theo Bộ trưởng Chuyền, xuất khẩu lao động năm nay ở nước ta có thể vượt chỉ tiêu 95.000/100.000 lao động xuất khẩu. Tuy nhiên tình trạng bỏ trốn vẫn là vấn đề, nhất là lao động ở Hàn Quốc. Và tính đến thời điểm này số lao động ở Hàn Quốc vẫn trên 30%.
Để hạn chế tình trạng này, Bộ trưởng Chuyền đưa ra một số biện pháp. Bộ trưởng trực tiếp xuống 13 tỉnh, làm việc với các địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội làm công tác vận động, giáo dục cho người lao động. Bộ cũng đã trình Thủ tướng ký về vấn đề người xuất khẩu lao động phải ký quỹ, đồng thời xử phạt với các lao động vi phạm hợp đồng. Đã có trên 300 người lao động vi phạm bị xử phạt. Theo Bộ trưởng, Bộ cũng đã đề xuất chính phủ, cử đại diện để làm công tác vận động tại Hàn Quốc, tới từng doanh nghiệp có người Việt Nam lao động để vận động người lao động thực hiện đúng nghĩa vụ.
Trong thời gian qua, có một số đối tượng đã lợi dụng nhu cầu tuyển dụng lao động đi nước ngoài thực hiện hành vi lừa đảo, Bộ LĐTB & XH đã phối hợp với Bộ Công an, đến nay 1 số vụ đã được xem xét xử lý. Bộ trưởng cũng nêu rõ, thông tin những doanh nghiệp nào được phép đưa người lao động đi nước ngoài đã được công khai trên cổng thông tin Cục quản lý lao động ngoài nước. Rất tiếc nhiều lao động ở vùng sâu vùng xa không nắm rõ được thông tin dễ bị các đối tượng lừa đảo, Bộ trưởng khuyên người lao động có nhu cầu phải tìm hiểu rõ những về doanh nghiệp và thị trường để tránh tình trạng đáng tiếc xảy ra. Và các địa phương khi có trường hợp xảy ra thì cần vào cuộc mạnh mẽ phối hợp với cơ quan chức năng để giải quyết, xử lý kịp thời – Bộ trưởng nhấn mạnh.
Thu Thủy
Nên đọc
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy