Các CEO của Mỹ ủng hộ FED tăng lãi suất
16/09/2015 10:51:18
ANTT.VN - Một số giám đốc điều hành của Mỹ nghĩ rằng đây là thời gian thích hợp để “kích” lãi suất lên khỏi mức sàn, trong khi rất nhiều những người đồng cấp của họ lại đang theo đuổi chủ trương giữ nguyên hiện trạng.

Tin liên quan

Tòa nhà Cục Dự trữ Liên Bang Mỹ ở Washington ngày 1/9/2015. (Ảnh: Reuters)

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ họp vào tuần này để quyết định về sự gia tăng lãi suất lần đầu tiên sau gần một thập kỷ - mặc dù chỉ là một mức gia tăng nhỏ - đang được đặt trên bàn thảo luận. Hầu hết các doanh nghiệp, bao gồm hơn 64% những người được khảo sát bởi Hiệp hội các nhà sản xuất quốc gia (National Association of Manufacturers) vào tuần trước, cho rằng đây là một ý tưởng tồì cho rằng nền kinh tế vẫn còn quá nhiều rủi ro để tiếp nhận nó.

Nhưng không phải ai cũng có chung suy nghĩ theo cách này. Trong các cuộc phỏng vấn với các nhà sản xuất đại diện cho một loạt các ngành công nghiệp, khu vực và quy mô khác nhau ở Mỹ đã cho thấy điều đó.

Ông Neal J. Keating, giám đốc điều hành của công ty Kaman Corp ở bang Connecticut, Mỹ, cho biết một mức tăng điểm có chừng mực trong quý sẽ có lợi. Ông dự báo rằng sẽ không có một tác động đáng kể nào đến đầu tư kinh doanh xuất phát từ một mức tăng khiêm tốn, ngược lại công ty của ông sẽ có được một sự thúc đẩy do lãi suất cao hơn sẽ giảm được các khoản nợ trợ cấp đang đè nặng lên bảng cân đối kế toán của công ty.

Ông Kaman, chủ của công ty chuyên bán các thiết bị hàng không vũ trụ và quốc phòng, bao gồm cả buồng lái máy bay trực thăng Black Hawk và kíp bom với doanh thu khoảng 1,8 tỷ USD một năm cho biết: “Nó sẽ thực sự loại bỏ được một số điều không chắc chắn” đang lơ lửng trên đầu của toàn bộ nền kinh tế.

Với mức lãi suất thấp, các tính toán về lợi nhuận trong tương lai giảm, nhiều công ty, bao gồm cả Kaman, đã phải đối mặt với nhiều kế hoạch thiếu vốn trong những năm qua.

Scott Wine, giám đốc điều hành của Polaris Industries cũng là một người có suy nghĩ đi ngược với số đông khác, cho biết “một sự gia tăng lãi suất danh nghĩa sẽ báo hiệu rằng chúng tôi đang trên con đường đi tới giai đoạn bình thường hóa”. Ông chủ của hãng sản xuất thiết bị thể thao ngoài trời với 7000 nhân viên trên toàn thế giới này, cho biết “một môi trường mà lãi suất tăng” thường là một dấu hiệu cho thấy nền kinh tế đang phát triển mạnh.

Hai ngày họp của FED trong tuần này sẽ kết thúc vào hôm thứ năm (17/9), đã từng được xem như là thời điểm để Ngân hàng Trung ương tăng lãi suất lần đầu tiên kể từ năm 2006, nhưng sự kỳ vọng đã giảm đi đáng kể kể từ sự sụt giảm mạnh của thị trường Trung Quốc đã “cuốn” cả thị trường toàn cầu đi xuống.

Những người ủng hộ một mức tăng nói rằng những gì đang kìm hãm nền kinh tế là sự tăng trưởng yếu của nhu cầu và các chính sách sai lầm của Washington, bao gồm việc chấp nhận việc giảm thuế, nhân tố khuyến khích việc chi tiêu vốn, hết hạn vào cuối năm 2014 và cuộc tranh cãi về ngân quỹ chưa có hồi kết tại Quốc hội. Không có vấn đề nào được giải quyết bởi mức lãi suất gần bằng không.

“Thậm chí với mức lãi suất cực kỳ thấp, bạn chỉ đầu tư khi bạn nhìn thấy được cơ hội tăng trưởng” Ông Scott Wine cho biết.

Scott Wine, giám đốc điều hành của Polaris Industries - hãng sản xuất thiết bị thể thao ngoài trời với 7000 nhân viên trên toàn thế giới. 

Một số người lại nghĩ khác. Robert Stevenson, giám đốc điều hành của Eastman Machine Co, nhà sản xuất máy cắt vải công nghiệp với 50 công nhân ở thành phố Buffalo, New York, và 100 công nhân tại một nhà máy ở Trung Quốc, cho biết lãi suất cao hơn chắc chắn sẽ gây tổn thương đến hoạt động xuất khẩu, cái mà chiếm một nửa việc kinh doanh của công ty ông, vậy nên ông “không tán dương” về triển vọng tăng lãi suất. Nhiều nhà sản xuất cũng lo lắng một sự tăng của lãi suất sẽ thúc đẩy các nhà đầu tư nước ngoài mua đồng đô la, đẩy giá trị của “đồng bạc xanh” lên.

Một cuộc khảo sát bởi Hiệp hội các nhà sản xuất quốc gia (NAM) phát hành vào tuần trước cho thấy các nhà sản xuất lớn có nhiều khả năng muốn FED giữ lãi suất ổn định, trong khi một mức tường đương ở các doanh nghiệp nhỏ, vừa và lớn cho biết họ muốn nhìn thấy một mức tăng.

Khi FED đẩy lãi suất xuống mức gần bằng không trong suốt giai đoạn khủng hoảng sâu của suy thoái kinh tế năm 2007 – 2009, họ muốn để kích thích các doanh nghiệp tiêu dùng ở tất cả các mặt. Một số nghiên cứu đã kết luận rằng, những nỗ lực của Ngân hàng Trung ương là để ngăn chặn cuộc khủng hoảng trở nên sâu sắc hơn. Nhưng đầu tư kinh doanh đã không mấy ấn tượng: Một biện pháp mở rộng chi tiêu, trong đó bao gồm các khoản đầu tư bởi các doanh nghiệp trong các cấu trúc như máy móc, có mức khấu hao ít hơn, cái mà trung bình chỉ 2,7% của tổng sản phẩm trong nước kể từ năm 2010 giảm so với 4,9% mức trung bình kể từ năm 1980.

Và không có dấu hiệu nào của sự gia tăng. Khảo sát hàng quý các giám đốc tài chính (chief financial officers) của đại học Duke và tạp chí CFO của Mỹ tuần trước cho thấy họ mong đợi một mức chi vốn tăng chỉ khoảng 2,4% trong 12 tháng tới, giảm mạnh từ mức 5,8% như suy đoán của họ trong tháng 6.

Chi tiêu doanh nghiệp chậm chạp là thủ phạm gây ra mức tăng năng suất ì ạch của đất nước, và là một trong những lý do khiến các quan chức của FED hạ mức kỳ vọng của họ về xu thế phát triển trong dài hạn thậm chí khi tỷ lệ thấp nghiệp đã giảm xuống chỉ hơn mức 5%, một nửa mức suy thoái.

Tuy nhiên, vẫn không rõ ràng lý do tại sao các doanh nghiệp không chi vốn. Một số cho rằng nguyên nhân là do nhu cầu yếu, một số khác lại cho rằng do năng suất dư thừa kéo dài điều khiến cho các nhà máy bằng nhiều cách để tăng sản lượng mà không cần phải mua các máy móc thiết bị và xây dựng nhà xưởng mới.

Giám đốc điều hành của Polaris Industries cho biết: “Bạn đi đến một mức lãi suất bằng không khi có một cuộc khủng hoảng và bạn cố gắng để lái và tạo ra một sự thay đổi đáng kể. Những giữ nó một cách quá lâu – nó sẽ trở nên có hại”.

Sự biến động của môi trường quốc tế cũng đóng một vai trò rất lớn. Kể từ khi bắt đầu cuộc khủng hoảng tài chính năm 2007, một loạt các cú sốc, bao gồm cả khủng hoảng nợ khu vực đồng euro, căng thẳng về ngân sách ở Mỹ và bây giờ là một mối đe dọa về sự khủng hoảng nền kinh tế Trung Quốc.

Nhưng chỉ với mức lãi suất siêu thấp không thể thúc đẩy các doanh nghiệp chi tiêu trong một môi trường không chắc chắn này, một mức tăng trưởng nhẹ sẽ không làm giảm sút nó. Ông Scott Wine cho biết.

Carl Laurino, giám đốc tài chính của hãng sản xuất cần trục Manitowoc Company Inc – một công ty có doanh số lên đến 3,9 tỷ USD trong năm ngoái – với trụ sở ở thành phố Manitowoc, bang Wisconsin, Mỹ lại cho biết “Thậm chí nếu họ quyết định dịch chuyển thì chúng tôi vốn đã ở trong một môi trường lãi suất thấp rồi, thế nên động thái này sẽ không làm dịch chuyển đầu kim biểu thị các số liệu của chúng tôi theo cách nào”.

Phương Phương – Theo Reuters

Theo: ANTT/NĐT
Thích và chia sẻ bài viết này :
Tags :
Tin liên quan
Mọi góp ý tin bài cho chúng tôi vui lòng gửi vào email: antt.toasoan@gmail.com
Đang phổ biến