Tin liên quan
“Chúng ta sẽ phải chứng kiến một cú shock tiền tệ nghiêm trọng trong năm sau. Những điều chính phủ Nga đang làm còn tác động nghiêm trọng hơn cả việc giá dầu giảm”. Ông Vladimir Miklashevsky, nhà chiến lược tại Danske cho biết.
Trong khi đà giảm của đồng Rúp được “hãm” lại hiện nay, Nga tiếp tục phải đối đầu với những thách thức sâu sắc hơn với nền kinh tế vốn đã suy yếu do lệnh trừng phạt của Mỹ và Châu Âu. Tổng thống Vladimir Putin đã từng khuyên người dân phải chuẩn bị cho một cuộc suy thoái khi giá dầu giảm tới 45% khiến nhà xuất khẩu năng lượng lớn nhất thế giới phải lao đao. Nếu dầu thô tiếp tục giảm sâu hơn, việc đồng Rúp kiềm giá hiện nay khó có thể duy trì lâu dài.
Siết chặt các doanh nghiệp Nga
Tuy nhiên, lãi suất cao hơn cùng với đồng Rúp yếu đã “song kiếm hợp bích” khiến các công ty Nga phải chật vật. Nền kinh tế có thể giảm 4,5% tăng trưởng trong năm tới nếu giá dầu tiếp tục duy trì ở mức 60 USD/thùng.
“Đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng tiền tệ đã qua rồi, nhất là khi các nhà chức trách đã có những hành động đầy quyết đoán và phù hợp. Tuy nhiên vẫn còn nhiều việc phải làm bởi đồng Rúp vẫn còn chưa ổn định. Cùng với thời gian, bất ổn sẽ dừng lại và đồng Rúp có thể tăng giá trị với điều kiện giá dầu cũng bình ổn trở lại”.
Việc suy giảm của đồng Rúp trong năm nay đã bị “đổ thêm dầu vào lửa” bởi các nhà đầu cơ đặt cược vào sự can thiệp của ngân hàng TW nhằm kiềm hãm lại đà giảm của đồng tiền này. Tuần trước lãi suất tăng lên đã ngăn các ngân hàng địa phương đầu cơ số Rúp NHTW bơm vào.
Bên cạnh đó, Nga có vực dậy thành công đồng Rúp hay không còn phụ thuộc nhiều vào giá dầu và thời hạn của lệnh trừng phạt. Nếu với giá dầu khoảng 60USD/thùng trong khi lệnh trừng phạt tiếp tục thắt chặt, đồng Rúp có thể rơi xuống khoảng 50/USD. Trong năm nay giá dầu giảm đã khiến Nga hụt thu hơn một nửa ngân sách từ dầu và khí đốt.
Một chuyên gia cho biết: “Cái giá cho việc cứu đồng Rúp đã trở nên đắt đỏ hơn bao giờ hết. Trong khi đó vẫn chưa đủ thời gian để đánh giá hiệu quả của chính sách này”.
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy