Trong đó, đại biểu Võ Văn Thương nêu vấn đề: Trước đây, quy định ở trường mầm non đạt chuẩn phải có giáo viên âm nhạc, tin học, tiếng Anh. Nhưng mới đây, theo thông tư liên tịch 06 của Bộ GD&ĐT về vị trí việc làm và định mức số lượng người làm ở các cơ sở giáo dục mầm non công lập, thì không có các vị trí này. Hiện rà soát chỉ ở địa bàn quận Hải Châu đã dôi dư 15 trường hợp như vậy. Vậy quan điểm của Giám đốc Sở GD&ĐT thành phố giải quyết cho các trường hợp này như thế nào?
Về vấn đề này, ông Nguyễn Đình Vĩnh - Giám đốc Sở GD&ĐT Đà Nẵng cho biết, đối với trường hợp 15 giáo viên Âm nhạc, tiếng Anh, tin học dôi dư tại các cơ sở GD mầm non ở quận Hải Châu, Sở đưa ra 2 hướng giải quyết.
Một là làm việc với các giáo viên trên, định hướng GV học thêm bằng 2 bậc mầm non và công tác tiếp ở bậc mầm non. Hai là sau khi các GV có bằng thì có thể GV nộp hồ sơ vào các trường Tiểu học, Trung học cơ sở. Trong thời gian đó, ngành GD và Sở Nội vụ tạo điều kiện để các trường hợp đồng lao động, có bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội chứ không bỏ rơi giáo viên.
Cũng tại buổi chất vấn Giám đốc Sở GD&ĐT TP Đà Nẵng trong kỳ họp HĐND thành phố sáng 7/12, nhiều đại biểu rất quan tâm đến vấn đề bạo hành trẻ mầm non, nhất là sau vụ bạo hành diễn ra tại Trường Mầm non tư thục Mầm xanh ở TP HCM. Đây cũng là vấn đề làm nóng nghị trường tại kỳ họp HĐND TP Hà Nội và HĐND TP Hồ Chí Minh.
Dẫn dắt vụ bạo hành khiến một trẻ dẫn đến bị thương tật đến 70% khi được gửi ở một nhà trẻ tự phát và vụ việc phải đưa ra tòa giải quyết từng xảy ra ở phường Hòa Minh (quận Liên Chiểu, Đà Nẵng), Đại biểu HĐND TP đặt câu hỏi, giải pháp gì để tăng cường thanh kiểm tra, quản lý, không để các nhóm trẻ tự phát, không được cấp phép vẫn hoạt động tiềm ẩn nhiều nguy cơ, nguy hiểm như thế.
Giám đốc Sở GD&ĐT Đà Nẵng cho biết, Sở đã phối hợp các chính quyền và phòng Giáo dục cơ sở ở các quận, huyện tăng cường thanh kiểm tra đột xuất; kiểm soát tình trạng nhóm trẻ tự phát, không được cấp phép vẫn hoạt động.
Ngoài ra, ngành GD thành phố cũng đã trình nhiều đề án liên quan GD Mầm non, trong đó, có xây dựng các điểm trường nhỏ lẻ, đầu tư hạ tầng cơ bản như khu vui chơi, chăm nuôi trẻ để người dân yên tâm gửi con em.
Về giải pháp lâu dài, ngành đề xuất phối hợp các trường đại học đào tạo giáo viên mầm non trong chương trình đào tạo tăng cường GD kỹ năng, tâm lý học đường; mời các giáo viên có thâm niên đến trường chia sẻ kinh nghiệm và những khó khăn mà các giáo viên mầm non sẽ gặp khi chăm nuôi trẻ; cho sinh viên thực tập ở các trường mầm non nhiều hơn ngay khi còn ngồi trên ghế giảng đường.
Tường Vy (T/H)
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy