Tin liên quan
PV: Thưa TS Cao Sỹ Kiêm, ông đánh giá như thế nào về tiềm năng của hoạt động cho vay tiêu dùng tại Việt Nam?
TS Cao Sỹ Kiêm: Kinh tế đang hồi phục, nhu cầu vay tiêu dùng trong người dân tăng lên. Nhiều ngân hàng sau thời gian khó khăn đang đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng thông qua việc thành lập các công ty tài chính (CTTC) của mình. Ngoài ra, nhiều CTTC nước ngoài cũng đã tham gia thị trường với chiến lược rõ ràng, nhằm tận dụng lợi thế dân số đông và trẻ của Việt Nam.
So với vay ngân hàng, vay qua các CTTC rõ ràng thuận lợi hơn cho khách hàng. Việc làm này sẽ giúp kiện toàn, chuyên môn hoá hoạt động tín dụng tiêu dùng thông qua các biện pháp nghiệp vụ chuyên sâu, được pháp luật công nhận, tạo thuận lợi hơn cho người đi vay. Đồng thời, nó còn giúp phân cấp trách nhiệm, tránh nợ xấu, an toàn hơn với hệ thống ngân hàng. Ngoài ra, nó còn giúp các ngân hàng thu lợi bởi ngân hàng huy động vốn với lãi suất tương đối hợp lý, trong khi có thể đẩy mạnh tiêu dùng qua các CTTC với lãi suất cao hơn ở phân khúc khách hàng khó tiếp cận được tín dụng ngân hàng.
TS Cao Sỹ Kiêm.
Thực tế, mức độ thuận lợi của các gói vay hiện nay đã tăng lên rất nhiều, khả năng tiếp cận các gói vay của người dân cũng cao hơn. Đón nhận cơ hội, các CTTC cũng đua nhau cải tiến nghiệp vụ để cạnh tranh lành mạnh, thúc đẩy tiến bộ trong dịch vụ bán buôn, bán lẻ nói chung nhằm thu hút sự quan tâm của khách hàng.
PV: Vậy còn đối với những tồn tại của hoạt động vay tiêu dùng thì sao, thưa ông?
TS Cao Sỹ Kiêm: Tồn tại lớn nhất hiện nay là khả năng kiểm soát các khoản vay, khả năng điều tra, xác minh trong quá trình làm thủ tục cho vay còn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Muốn đảm bảo an toàn cần có các biện pháp siết chặt các quy định cho vay, điều tra cụ thể đối tượng vay và phân loại hợp lý. Theo đó, mỗi loại vay cần có một cách quản lý riêng, vừa giúp bên cho vay kiểm soát được khoản vay vừa không gây phiền hà cho người đi vay.
PV: Ông có khuyến cáo gì đối với người đi vay, trước khi quyết định ký vào hợp đồng?
TS Cao Sỹ Kiêm: Đầu tiên, người đi vay phải hiểu rõ nguyên tắc, điều kiện vay, chú ý đến yếu tố trả nợ, trong đó có khả năng trả nợ của bản thân trước khi có quyết định vay hay không. Thực tế, các CTTC mở rộng tín dụng đến những đối tượng cá nhân đang có nhu cầu tiêu dùng nhưng gặp khó khăn về tài chính, với các khoản vay khá nhỏ lẻ.
Để phục vụ kịp thời nhu cầu tiêu dùng cho khách hàng, thủ tục cũng như hình thức cho vay của các CTTC đưa ra đều đơn giản, gọn nhẹ, đổi lại điều này thì việc áp mức lãi suất cho vay sẽ cao hơn, đây cũng là điều dễ hiểu, bởi mức rủi ro cao thì sẽ đi kèm lãi suất cao. CTTC là đơn vị được Ngân hàng Nhà nước cấp phép và hoạt động trong cơ chế quản lý của Nhà nước nên họ phải tuân thủ các quy định pháp luật có liên quan và áp dụng mức lãi suất phù hợp trên cơ sở các quy định pháp luật. Các CTTC ra đời cũng có những tiêu chí cụ thể, rõ ràng hơn trong quá trình hoạt động, đẩy mạnh cho vay cũng như chính sách thu hồi nợ vay. Đây là điều mà người tiêu dùng cần hiểu đầy đủ.
PV: Xin cảm ơn ông!
Theo CAND
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy