“Chưa có hành lang pháp lý cho tiền điện tử”
ANTT.VN – Mặc dù đã được cơ quan công an cảnh báo nhiều về nguy cơ mất trắng tiền thật khi sử dụng hay kinh doanh những loại tiền điện tử (có người gọi là tiền ảo – chưa có khái niệm rõ ràng) như bitcoin, onecoin..., song, không ít người vẫn lao vào với suy nghĩ cơ hội chỉ dành cho những người tiên phong. Vậy thực chất tiền điện tử là gì, hành lang pháp lý nào cho đồng tiền này? PV ANTT.VN đã có cuộc trao đổi với luật sư Trương Minh Đức – Chủ tịch Cty Luật BASICO, một chuyên gia về tài chính ngân hàng. Luật sư Đức cho biết:
Tin liên quan
- Cẩn thận rủi ro khi bỏ tiền thật mua tiền ảo
- “Cuộc chiến” Bitcoin tại Việt Nam: Quả bóng lăn đi lăn lại?
- Đề nghị cơ quan công an xác minh hoạt động giao dịch Bitcoin
Luật sư Trương Thanh Đức (ảnh: Diệp Chi)
Bất cứ đồng tiền nào cũng mang theo một giá trị quy ước nhất định. Chẳng hạn như đi vào Thiên đường Bảo Sơn, mình bỏ tiền mua vé (hay còn gọi là tiền quy đổi) như tem phiếu ngày xưa, rồi muốn mua gì, chơi trò gì thì dùng vé đó để thanh toán.
Như vậy, khi vật trung gian được chấp nhận một giá trị quy ước thì từ sau người ta cứ thế áp dụng theo. Và người nào chấp nhận đồng tiền quy đổi thì mặc nhiên họ phải xác định mình sẽ nhận được lợi ích gì.
Tiền điện tử này cũng vậy, nó đang được công nhận trong một nhóm người. Người ta dùng để giao dịch thanh toán, lưu chuyển và thậm chí còn coi như một hình thức đầu tư với mức sinh lời được quảng cáo là cao không khác gì kinh doanh đa cấp.
Tất nhiên, đã là đầu tư thì phải bỏ vốn. Ví dụ như Onecoin, nhà đầu tư lần đầu phải bỏ ra ít nhất 130 eu để tham gia kinh doanh, trong đó 30 eu là phí kích hoạt tài khoản. Trong 30 ngày đầu tiên, nếu tổng doanh số cá nhân đạt 5.500 BV sẽ có cơ hội nhận thưởng 10% hoa hồng trực tiếp. Không chỉ thế, như lời quảng cáo thì mức lãi này sẽ không đứng yên mà tiếp tục sinh sôi trong vòng vài năm có thể lên tới hàng chục tỉ đồng.
Như vậy, xét trên một giác độ nhất định, tiền điện tử có mang trong nó chức năng trung gian thanh toán. Song, cho đến thời điểm hiện tại trách nhiệm quản lý những “đồng tiền” mã hóa vẫn đang là một “quả bóng” bị đá qua đá lại giữa Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và Bộ Công thương. NHNN thì cho rằng tiền ảo chỉ đơn thuần một loại hàng hóa, một sản phẩm của hoạt động thương mại điện tử, do đó phải thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công thương; Trong khi Bộ Công thương thì lại cho rằng nó mang chức năng thanh toán nên trách nhiệm phải của NHNN. Ý kiến của ông về vấn đề này như thế nào?
Phải nói rằng, cho đến tận hôm nay các chuyên gia vẫn đang còn “cãi nhau” về chuyện: vàng là tiền hay hàng hóa (?). Nó rõ như vậy còn cãi nhau huống hồ cái này.
Tuy nhiên, theo quan điểm của cá nhân tôi thì tiền điện tử nên coi là tài sản thì hợp lý hơn là tiền. Coi như nó là vật trung gian. Các vật tương tự nhau hợp thành nhóm thì có giá trị như nhau, được thừa nhận trong một nhóm nào đó.
Đặc trưng nổi bật của bitcoin, onecoin… là tính chất thanh toán nhanh: trong nháy mắt có thể chuyển hàng tỉ đô la tới khắp nơi trên thế giới mà không cần thông qua một trung gian tài chính nào. Chính bởi vậy, không loại trừ khả năng tiền ảo sẽ trở thành một công cụ hữu hiệu cho các “giao dịch ngầm”, “giao dịch đen” phát tác. Nếu vậy, liệu rằng tiền ảo có tiềm ẩn một nguy cơ gì đe dọa đến chủ quyền an ninh tiền tệ quốc gia không, thưa ông?
Ngay như tiền hợp pháp của mình nếu phát sinh giao dịch giá trị lớn ra nước ngoài cũng sẽ bị kiểm soát xem có phải là rửa tiền hay tội phạm hay không. Tuy nhiên, đó là tiền mặt. Còn giao dịch điện tử thì có thể cà thẻ mua hàng trăm triệu một viên kim cương cũng được. Tương tự như vậy: Muốn mang tiền mặt giá trị lớn ra nước ngoài phải khai báo, nếu không khai báo có thể bị tịch thu, thậm chí bị xử tù.
Hiện nay, tiền mặt bị kiểm soát rất chặt nhưng tiền điện tử (thẻ tín dụng, thẻ thanh toán…) thì giao dịch rất dễ dàng. Tiền điện tử này cũng vậy.
Nếu nói nó là tiền thì không phải vì tiền phải do Ngân hàng trung ương phát hành và phải đáp ứng một số tiêu chí khác. Nhưng đánh giá về tiền điện tử hiện nay vẫn mơ mơ hồ hồ. Nghe hàng tỉ đô thì thấy rất to nhưng so về tổng thanh toán trên cả thế giới thì không đáng gì, nên không ảnh hưởng gì đến an ninh tiền tệ.
Mặt khác, cũng không đáng ngại vì mọi giao dịch được thực hiện trên máy tính, được lưu lại, truy xuất được.
Một vài nước trên thế giới đã công nhận sự tồn tại của các đồng tiền điện tử này. Ở Việt Nam cũng đã có một vài công ty về du lịch, tài chính… chấp nhận thanh toán bằng các đồng bitcoin, onecoin… Xin ông cho biết vì sao Việt Nam vẫn chưa công nhận?
Hiện nay, Việt Nam chưa có điều luật nào, quy định nào điều chỉnh cái đó. Pháp luật Việt Nam không cấm các giao dịch liên quan đến các đồng tiền này.
Tuy nhiên, cũng giống như đánh bạc, khi xảy ra tranh chấp kiện cáo thì xử lý như thế nào? Các nước khác coi là tiền thì họ xử lý tranh chấp kiện cáo như với tiền. Với Việt Nam hiện nay, Ngân hàng Nhà nước chưa công nhận tiền điện tử là đơn vị tiền tệ nên chưa có hành lang pháp lý để điều chỉnh. Vì vậy khi xảy ra rủi ro hay tranh chấp thì các nhà đầu tư không được pháp luật bảo vệ.
Bộ luật dân sự sửa đổi trong thời gian tới có thể sẽ đưa vấn đề này vào, vì họ quan niệm “đẻ” ra pháp luật, “đẻ” ra tòa án thì phải giải quyết được mọi vấn đề của dân. Luật mới có thể sẽ thụ lý những vấn đề liên quan đến tiền điện tử, nhưng thụ lý rồi, cách giải quyết ra sao thì vẫn còn là một câu hỏi ngỏ.
Xin cảm ơn ông
Diệp Chi – N.G (thực hiện)
Theo: ANTT/NĐT
Thích và chia sẻ bài viết này :
Tags :
Tin liên quan
Mọi góp ý tin bài cho chúng tôi vui lòng gửi vào email: antt.toasoan@gmail.com
Nóng cùng chuyên mục
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
Đang phổ biến
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy