Tin liên quan
Thị trường chứng khoán châu Á tiếp tục chứng kiến đà giảm, hướng tới đáy thấp nhất trong 3 năm qua với giá hàng hóa cơ bản giảm sâu trong bối cảnh những lo ngại xoay quanh Trung Quốc tiếp tục lên cao. Trong khi đó, trái khoán cùng đồng Yên tăng giá với tâm lý chuyển hướng sang tài sản đảm bảo của giới đầu tư.
Các chỉ số chứng khoán Nhật Bản rơi xuống mức thấp nhất từ tháng 2, trong khi cổ phiếu Australia rơi xuống đáy 2 năm qua. Chỉ số MSCI All-Country World Index hướng tới quý tồi tệ nhất kể từ năm 2011. Nicken tiếp tục dẫn dầu xu hướng lao dốc của kim loại công nghiệp, trong khi giá dầu được giao dịch ở mức thấp nhất trong 2 tuần qua. Tất cả đang vẽ lên một bức tranh ảm đạm cho giới đầu tư.
Thị trường thế giới đã liên tục biến động bất ổn trong mùa hè này trong bối cảnh nền kinh tế Trung Quốc không cho thấy dấu hiệu hồi phục, mặc cho chính phủ nước này đã tung ra một loạt chính sách hỗ trợ và kích thích. Nếu Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) kiên quyết tăng lãi suất trong năm nay, đây sẽ là một đòn mạnh nữa đánh mạnh vào các thị trường mới nổi.
“Thị trường sẽ tiếp tục biến động. Trong tương lai gần, giới đầu tư cần phải thận trọng. Nền kinh tế thế giới đang hết sức mỏng manh với rất nhiều nguy cơ.”, John Carey, giám đốc một quỹ đầu tư tại Pioneer Investment Management Inc cho biết.
Chỉ số S&P 500 của Mỹ rơi xuống đáy trong hơn 1 tháng qua.
Cổ phiếu
Chỉ số Topix trượt 3% lúc 9:30 giờ Tokyo, hướng tới phiên giảm điểm mạnh nhất kể từ ngày đầu tháng 2. Australia S&P/ASX 200 giảm 2,7%, hướng tới phiên giảm mạnh nhất kể từ cuối tháng 8. Cổ phiếu các công ty khai khoảng, nhóm lớn thứ 2 trong ASX đã trượt hơn 4% cùng với các công ty năng lượng. Chỉ số S&P/NZX 50 tại New Zealand cũng giảm 1%.
Thị trường chứng khoán Đài Loan đóng cửa tránh bão. Trong khi các thị trường Trung Quốc đóng cửa nghỉ lễ 5 ngày từ thứ 5 tuần trước.
S&P 500 Futures chốt phiên hôm qua giảm 2,6% trong khi các hợp đồng tương lai của Dow Jones Industrial Average và Nasdaq 100 được giao dịch ổn định sau khi tăng nhẹ 0,3% đầu phiên.
Ở một diễn biến khác, 29% bốc hơi trong giá trị cổ phiếu của hãng năng lượng Glencore đã khiến chỉ số Bloomberg World Mining Index giảm xuống mức thấp nhất trong 7 năm qua. Ở Mỹ, chỉ số Russell 2000 giảm xuống mức thấp nhất trong năm. Cổ phiếu nhóm công nghệ sinh học cũng tiếp tục rơi tự do.
Cổ phiếu hãng dược phẩm Valeant Pharmaceuticals lao dốc 17%, trong khi chỉ số iShares Nasdaq Biotechnology ETF giảm 6,3% chốt phiên hôm qua, mức giảm lớn nhất kể từ 2011. Chỉ số này đã tăng tới 600% kể từ tháng 3 năm 2009, tuy nhiên đã mất 19% chỉ trong 6 ngày giao dịch gần đây.
“Giới đầu tư đang bối rối. Giá trị cổ phiếu càng cao, rủi ro càng lớn.”, David Kelly, nhà chiến lược tại JPMorgen Funds cho biết.
Nghi Điền (Theo CNN Money)
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy