Dòng sự kiện:
Chứng khoán châu Á suy giảm khi hiệp định thương mại Mỹ-Trung trở nên 'mờ nhạt'
04/12/2018 12:03:38
Các cổ phiếu ở châu Á đã đồng loạt giảm điểm trong phiên giao dịch buổi sáng ngày 4/12 trong bối cảnh mơ hồ về tương lai của quan hệ thương mại Mỹ-Trung.

Các cổ phiếu ở châu Á đã đồng loạt giảm điểm trong phiên giao dịch buổi sáng ngày 4/12 trong bối cảnh mơ hồ về tương lai của quan hệ thương mại Mỹ-Trung.

Các thị trường Trung Quốc đại lục, vốn liên quan chặt chẽ đến cuộc chiến thương mại của Bắc Kinh với Washington, đã bị trượt vào đầu phiên. Cả hai chỉ số Shanghai và Shenzhen được giao dịch gần như bằng phẳng.

Tại Hồng Kông, chỉ số Hang Seng giao dịch thấp hơn 0,25%.

Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản giảm 0,52% trong phiên giao dịch buổi sáng trong khi chỉ số Topix giảm 0,81%. Cổ phiếu của nhà sản xuất ô tô Nissan giảm 0,35% sau một báo cáo của Reuters rằng có một cuộc họp hội đồng quản trị được lên kế hoạch vào ngày hôm nay để thảo luận về một sự thay thế cho cựu chủ tịch bị bắt giữ, ông Carlos Ghosn. Tờ báo Sankei đã đưa ra thông báo rằng các công tố viên Tokyo đang lên kế hoạch bắt giữ ông Ghosn giữa những tuyên bố mới rằng ông đã làm giảm thu nhập của mình, cũng theo hãng tin Reuters.

Trong khi đó ở Hàn Quốc, chỉ số Kospi trượt 0,68%.

Tại Úc, chỉ số ASX 200 giao dịch giảm 0,68% vào phiên buổi chiều, với hầu hết các lĩnh vực đều trong vùng tiêu cực. Chỉ số tài chính nặng ở Australia giảm 0,71%. Cổ phiếu của nhóm Big4 của ngân hàng nước này bị thua lỗ: Tập đoàn Ngân hàng Australia và New Zealand giảm 0,82%, Westpac giảm 0,84%, Ngân hàng Quốc gia Australia giảm 0,65% và Ngân hàng Commonwealth của Úc sụt giảm 0,41%.

Đêm qua tại Phố Wall, các chỉ số chính đã lần lượt tăng điểm. Động thái này được đưa ra sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đồng ý tạm hoãn 90 ngày cho bất kỳ một mức thuế mới nào trong cuộc chiến thương mại vốn đã đè nặng lên thị trường chứng khoán toàn cầu trong cả năm 2018.

Tuy nhiên, có sự khác biệt không nhỏ giữa các mô tả về thỏa thuận thương mại từ Nhà Trắng, từ chính tổng thống Trump và từ Bắc Kinh. Hiện các cuộc đàm phán thương mại của phái đoàn Mỹ với Bắc Kinh vẫn đang tiếp tục.

Trong một ghi chú vào buổi sáng ngày 4/12, Rodrigo Catril, một chiến lược gia ngoại hối cấp cao tại Ngân hàng Quốc gia Australia, cho biết các tin tức thương mại đêm qua "có thể để lại cho thị trường nhiều câu hỏi hơn là câu trả lời".

"Liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có thực sự giải quyết được sự khác biệt của họ trong 90 ngày không? Có vẻ như cần nhiều chi tiết và dấu hiệu khả quan hơn nếu khẳng định thỏa thuận thương mại khá ấm áp ban đầu được duy trì", ông Catril nói.

Một nhà chiến lược khác nói với CNBC rằng "các nhà đầu tư đang kỳ vọng nhiều hơn về G-20 so với thực tế họ có".

"Những gì bạn thấy ở thị trường hiện nay là có tính đến các thông tin mới mà thị trường đã nhận được và chính xác là có một chút lạc quan nhưng không nhiều", Hannah Anderson, nhà chiến lược thị trường toàn cầu tại JP Morgan Asset Management, nói với "Street Signs" của CNBC vào 4/12.

Đơn vị tiền tệ

Chỉ số USD, theo dõi đồng USD so với một rổ các đồng tiền của các quốc gia hàng đầu thế giới, ở mức 96,869 sau khi chạm mức cao 96,961 trước đó.

Đồng yen Nhật, vốn được xem là đồng tiền ẩn náu an toàn, ở mức 113,31 so với đồng USD sau khi thấy mức khá thấp khoảng 113,66  phiên trước đó. Đồng đô la Úc giao dịch ở mức 0,7360USD sau khi chạm mức cao vào khoảng 0,739 USD ngày hôm qua 3/12.

                                                                                                             Hải Yến/Theo CNBC

 

Theo: ANTT/NĐT
Thích và chia sẻ bài viết này :
Mọi góp ý tin bài cho chúng tôi vui lòng gửi vào email: antt.toasoan@gmail.com
Đang phổ biến