Dòng sự kiện:
“Chuyện tem ngày Tết”
18/02/2015 00:26:49
ANTT.VN - Đài Truyền hình Việt Nam vừa hoàn thành phim tài liệu “Chuyện tem ngày Tết”, góp thêm một góc nhìn văn hóa độc đáo và thú vị, phục vụ khán giả màn ảnh nhỏ cả nước, nhân dịp Tết Ất Mùi – 2015. Tham gia phim tài liệu này có một số Nhà nghiên cứu Văn hóa tem, Họa sĩ thiết kế tem, Nhà sưu tầm tem nổi tiếng của Việt Nam… Mỗi người một góc độ riêng, họ cùng thể hiện những cảm nghĩ tốt đẹp nhất trước thềm một năm mới đến với quê hương đất nước…

Tin liên quan

Nhà văn Đặng Vương Hưng (ngoài cùng bên phải) và ekip làm chương trình của Đài Truyền hình kỹ thuật số VTC tại Thư phòng của Lục Bát hội quán.

Thời chiến tranh, những bức thư nối tiền tuyến với hậu phương có ý nghĩa động viên tinh thần rất to lớn. Công nghệ lạc hậu, khó khăn trăm bề, nhưng những con tem thời chiến đã thực sự có một vị trí đặc biệt. 

Vai trò của những con tem thư tuy đơn sơ mộc mạc, nhưng mang lại cho con người sức mạnh tinh thần to lớn. Bởi trong chiến tranh, người Việt Nam vẫn hướng mong muốn về tương lai, về sự bình yên. Xem các nhà nghiên cứu phân tích con tem Tết 1966 “Em bé và Ngựa gỗ”, hình ảnh Tết trồng cây xuất hiện khá nhiều trên tem Tết thời chiến ta sẽ thấy rõ điều đó.

Những con tem bé nhỏ thực sự đã trở thành phương tiện ghi dấu của thời đại và dân tộc, thậm chí đó có thể là những biểu tượng văn hóa và lịch sử không bao giờ trùng lắp. Có thể thấy điều này từ những bức thư chiến trường có tem và không dán tem mà nhà văn Đặng Vương Hưng đã kỳ công sưu tập. Giờ đây, với sự tham gia của kỹ thuật số, máy tính nối mạng và điện thoại cầm tay kết nối 3G… người ta có thể liên lạc với nhau mọi lúc mọi nơi, những bức thư điện tử dường bao gồm cả ký tự, âm thanh và hình ảnh dường như đã thay thế những phương thức liên lạc truyền thống. Chúng có thể cho phép bạn gửi email hầu như bất kỳ ở đâu và lúc nào. Nhưng vai trò “cầu nối” của những con tem vẫn không mất đi trong thời đai công nghệ thông tin bùng nổ.

Tại trường quay S9 Đài truyền hình Việt Nam, từ trái qua phải: MC Thảo Vân, Nhà văn Đặng Vương Hưng, Nhà thơ Nguyễn Quang Hưng và TS. Đoàn Hương.

Nói về văn hoá Việt Nam, không có gì ấm áp và gợi mở hơn là nói về Tết. Tết là dịp đoàn viên, là dịp để người nhắc là những điều tốt đẹp trong quá khứ để cùng hướng tới những hy vọng trong tương lai. Tết cũng là dịp người Việt Nam trân trọng hướng về tổ tiên, về lịch sử, cùng  nâng niu những giá trị tốt đẹp của văn hoá xưa cũ, sống chậm hơn, suy nghĩ nhiều hơn để rút ra một cái gì đó cho mình…. Và có một phương tiện tuy nhỏ bé nhưng giúp người ta nhắc cho người ta rất nhiều điều về những giai đoạn lịch sử đã qua, ghi dấu trên đó không chỉ là những mốc lịch sử quan trọng của đất nước mà còn gắn với kỷ niệm của từng con người. Với đặc điểm chỉ ra đời trong một thời điểm duy nhất, không có sự lặp lại, phương tiện này còn là thể hiện trên đó những hình ảnh sống động của một giai đoạn lịch sử. Đó là những con Tem. 

Đây là lý do mà bộ phim này muốn mượn những con Tem nhỏ bé để nói về những cái Tết đã qua của đất nước, để phác thảo hồn Tết Việt qua những hình ảnh trên tem bằng chính những con người đã tạo ra và đang lưu giữ chúng. Đất nước đổi mới, từ năm Quý Dậu – 1993 đến nay các bộ tem Tết 12 con giáp bắt đầu được in đều đặn. Công việc vẽ tem của các hoạ sỹ, đặc thù của một loại hình nghệ thuật, đặc thù của tem tết Việt. Đó cũng là một nét độc đáo trong tem Tết Việt.

Những con tem bưu chính không chỉ đóng vai trò xác nhận cước phí vận chuyển thư, bưu phẩm… mà còn mang giá trị văn hóa, lịch sử vô cùng phong phú, nhất là trong dịp Tết đến Xuân về. Những con tem Tết bao giờ cũng được người sưu tập đón chờ và mong đợi. Điều đó cũng thể hiện có con số phát hành và tiêu thụ của tem Tết bao giờ cũng là một con số khá lớn. Những người sưu tập đón nhận nó cũng là chờ đợi những điều may mắn, tốt lành cho một năm mới. Nói đến tranh Đông Hồ là nói đến Tết, những tranh Tết của làng Đông Hồ thấm đượm văn hoá dân gian. Chất liệu giấy dó của làng tranh Đông Hồ cũng đã đi vào lịch sử ngành Bưu chính theo một cách rất riêng. Những con tem về mang hình ảnh Tết Việt của dòng tranh Đông Hồ với những nét vẽ vui tươi, mộc mạc, gắn liền với ngày Tết có lẽ là nguồn cảm hứng để con tem Tết đầu tiên ra đời. Và còn rất nhiều điều thú vị, gợi mở mà các bạn có thể cùng chúng tôi khám phá qua “Chuyện tem ngày Tết”…

Nhà Văn Đặng Vương Hưng và ekip chương trình “Hạc giấy” của VTV6 Đài Truyền hình Việt Nam. 

Phim tài liệu “Chuyện tem ngày Tết” của Đài Truyền hình Việt Nam có thời lượng 30 phút, được phát nhiều lần trên sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trong dịp Tết Nguyên Đán Ất Mùi – 2015. Cụ thể, lịch phát sóng như sau:

- Trên kênh VTV1: Lúc 9h30’ ngày 16/2/2015 (tức 28 Tết Ất Mùi);
- Trên kênh VTV2: Lúc 13h00’, ngày 19/2 (tức mùng 1 Tết Ất Mùi), phát lại lúc 1h30 sáng mùng 2 Tết);
- Trên kênh VTV4: Lúc 16h00’, ngày 19/2 (tức mùng 1 Tết Ất Mùi);
- Ngoài ra, phim tài liệu “Chuyện tem ngày Tết” còn được phát trên kênh Infotv  (VTVcab 9) lúc 21h00’, các ngày mùng 2 và mùng 4 Tết.

Nhà văn Đặng Vương Hưng

Theo: ANTT/NĐT
Thích và chia sẻ bài viết này :
Tags :
Tin liên quan
Mọi góp ý tin bài cho chúng tôi vui lòng gửi vào email: antt.toasoan@gmail.com
Đang phổ biến