Tin liên quan
Theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng, cơ chế tiền lương đối với Ngân hàng Phát triển Việt Nam trong năm 2016 và năm 2017 được thực hiện như sau: Tiền lương của người lao động được xác định trên cơ sở tiền lương bình quân thực hiện giai đoạn 2013 – 2015 và điều chỉnh tăng theo mức tăng chỉ số giá tiêu dùng năm 2016 so với năm 2015 (đối với năm 2016), theo mức tăng chỉ số giá tiêu dùng năm 2017 so với năm 2015 (đối với năm 2017).
Tiền lương của người quản lý trong trường hợp hoàn thành nhiệm vụ được hưởng mức tối đa bằng mức lương quy định tại Phụ lục số II ban hành kèm theo Nghị định số 51/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ quy định chế độ tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Kiểm soát viên, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc, Phó tổng giám đốc hoặc Phó giám đốc, Kế toán trưởng trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu và Phụ lục số II Nghị định số 52/2016/NĐ-CP ngày 13/6/2016 của Chính phủ quy định tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với người quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
Chi tối đa không quá 01 tháng lương thực hiện (bao gồm tiền lương của người lao động và tiền lương của người quản lý) cho các hoạt động mang tính chất phúc lợi và được tính vào chi phí hợp lý, hợp lệ khác của Ngân hàng Phát triển.
Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng giao HĐQT Ngân hàng Phát triển phê duyệt quỹ tiền lương hàng năm của người lao động; xây dựng quy chế phân phối, chi trả tiền lương gắn với vị trí, hiệu quả công việc, đảm bảo công khai, minh bạch; báo cáo Bộ Tài chính về lao động bình quân thực hiện, quỹ tiền lương hàng năm để kiểm tra, giám sát.
Bộ Tài chính đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ, xác định và phê duyệt quỹ tiền lương hàng năm của người quản lý Ngân hàng Phát triển sau khi có ý kiến của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Phó Thủ tướng đồng thời giao Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng cơ chế tiền lương phù hợp với đặc thù hoạt động của Ngân hàng để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, thực hiện từ năm 2018 trở đi.
VDB là ngân hàng chính sách, hoạt động theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. Vốn điều lệ của VDB là 30.000 tỷ đồng. VDB hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận mà được thành lập để phục vụ tín dụng đối với các dự án trọng điểm của quốc gia, các chương trình cho vay theo chỉ đạo của Chính phủ. Do đó, tổ chức này được hưởng một số ưu đãi đặc biệt như được ngân sách nhà nước cấp bù chênh lệch lãi suất và phí quản lý, được Chính phủ bảo đảm khả năng thanh toán, được miễn nộp thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước; tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 0%; không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi. |
Nên đọc
Khải Trung
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy