Dòng sự kiện:
Cổ phiếu cần quan tâm ngày 10/1
10/01/2023 05:39:47
Báo Đầu tư Chứng khoán trích báo cáo phân tích một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 10/1 của các công ty chứng khoán.

DPM định giá hấp dẫn với mức cổ tức vượt trội

CTCK Tiên Phong (TPS)

Tại ĐHCĐ bất thường của Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí – CTCP (DPM – sàn HOSE) được tổ chức vào 27/12/2022, doanh nghiệp công bố số liệu sơ bộ năm tài chính 2022 với kết quả ấn tượng với doanh thu thuần khoảng 19,4 nghìn tỷ đồng (tăng 52% so với năm trước), lợi nhuận trước thuế cũng tăng đồng pha lên mức 6,4 nghìn tỷ đồng (tăng 69%). Như vậy, công ty đã vượt chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận lần lượt 10% và 7% so với kế hoạch đầu năm.

Bên cạnh kết quả tích cực cho cả năm, chúng tôi nhận thấy đà tăng trưởng lợi nhuận của DPM đã có dấu hiệu giảm tốc. Tại quý IV/2022, lợi nhuận trước thuế ước chỉ đạt khoảng 1,030 tỷ đồng, tương đương với mức giảm 49% cùng kỳ và 15% so với quý liền kề.

Biên lợi nhuận trước thuế cũng thu hẹp về 22% so với mức 31% của Q3/22 và mức 40% của quý IV/2021. Kết quả có xu hướng giảm sút phần lớn do việc giá phân urea điều chỉnh trên diện rộng.

Theo Worldbank, giá urea trung bình trên thế giới tại tháng 12 chỉ đạt khoảng 519USD/tấn, giảm 23.4% so với đầu tháng 9. Ở thị trường trong nước, giá Urê Phú Mỹ hiện dao động 680.000 – 720.000 đồng/bao so với khoảng giá 735.000 – 770.000 đồng vào đầu tháng 9.

DPM đã giảm mạnh tỷ lệ D/E từ mức…xuống còn 0,06 vào quý III/2022. Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn sở hữu lượng lớn tiền mặt, ước tính giá trị tiền ròng sau khi khấu trừ các khoản nợ vay hiện đạt khoảng 7,500 tỷ đồng, tương đương 58% vốn chủ sở hữu.

DPM hiện đang giao dịch ở mức TTM PE thấp nhất trong giai đoạn 2012-2022, hiện chỉ đạt 2.9 lần, chiết khấu so với trung vị 5 năm là 11.2.

Thông qua quyết định điều chỉnh mức cổ tức từ 5.000 lên mức 7.000 đồng/CP, tương đương với mức lợi suất 15.7% so với giá đóng cửa ngày 05/01/2022.

Lãi suất cao tác động tích cực đến lợi nhuận các công ty bảo hiểm

CTCK SSI (SSI)

Tăng trưởng doanh thu phí ở mức ổn định, tuy nhiên lợi nhuận thuần hoạt động bảo hiểm phi nhân thọ không khả quan.

Chúng tôi dự báo tăng trưởng doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ sẽ thấp hơn kết quả năm 2022, ở mức 10-12%. Tỷ lệ bồi thường và tỷ lệ kết hợp dự báo sẽ chịu áp lực do lạm phát cao, giá hàng hóa, vật dụng và chi phí y tế tăng lên, cũng như chi phí gia tăng do sự phức tạp của những dịch bệnh mới ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe. Trong khi đó, mức phí bảo hiểm nhiều khả năng sẽ tiếp tục ổn định dưới áp lực cạnh tranh.

Đối với bảo hiểm nhân thọ, chúng tôi dự báo tổng doanh thu phí bảo hiểm sẽ tăng 16-18% so với cùng kỳ, cao hơn kết quả năm 2022 nhưng thấp hơn 26% so với mức trung bình lịch sử giai đoạn 2012~2021.

Tuy nhiên, môi trường lãi suất cao có thể cứu cánh cho tăng trưởng lợi nhuận của các công ty bảo hiểm

Lợi nhuận của các công ty bảo hiểm phi nhân thọ dự kiến sẽ biến động khá mạnh giữa các quý. Tuy nhiên, với mức nền so sánh thấp trong quý 2 và quý 3/2022, chúng tôi cho rằng có thể tăng trưởng lợi nhuận so với cùng kỳ sẽ ở mức cao hơn trong quý 2 và quý 3 năm 2023.

Tác giả: N.T

Thích và chia sẻ bài viết này :
Mọi góp ý tin bài cho chúng tôi vui lòng gửi vào email: antt.toasoan@gmail.com
Đang phổ biến