Đó là chia sẻ về ước tính kết quả kinh doanh 2 tháng gần đây của ông Đào Hữu Huyền, Chủ tịch Tập đoàn Hóa chất Đức Giang (DGC), tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông bất thường ngày 10/12.
Theo báo cáo kinh doanh 9 tháng đầu năm, tập đoàn hóa chất này ghi nhận 6.094 tỷ đồng doanh thu và hơn 1.110 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế lũy kế, lần lượt tăng 31% và 58% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là lần đầu tiên doanh nghiệp có lãi nghìn tỷ đồng dù chưa kết thúc năm tài chính.
Như vậy lợi nhuận ước tính cho quý cuối năm vào khoảng 1.290 tỷ đồng. Riêng kết quả tháng 10-11 vừa qua đã đạt mức xấp xỉ với lợi nhuận của 9 tháng đầu năm.
Hiện đơn vị lớn nhất trong ngành hóa chất là Tập đoàn hóa chất Việt Nam (Vinachem). Doanh nghiệp Nhà nước này trong nửa đầu năm ghi nhận doanh thu hợp nhất vượt 24.500 tỷ đồng. Tuy nhiên lợi nhuận sau thuế khiêm tốn ở 131 tỷ đồng, dù đã cải thiện đáng kể so với khoảng lỗ gần 800 tỷ của cùng kỳ 6 tháng năm 2020.
Năm 2021, tập đoàn tư nhân này đặt mục tiêu tổng doanh thu tăng 21% đạt mức 7.552 tỷ đồng và chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế tăng 16% lên 1.100 tỷ đồng. Như vậy đơn vị này đã vượt khoảng 92% kế hoạch lợi nhuận năm chỉ sau 11 tháng.
Bên cạnh thông tin về ước kết quả kinh doanh, cổ đông DGC còn thông qua nội dung điều chỉnh phương án đầu tư Tổ hợp Hóa chất Đức Giang Nghi Sơn tại thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
Đây là dự án quy mô lớn nhất của doanh nghiệp này với tổng mức đầu tư vào khoảng 12.000 tỷ đồng. Trong đó giai đoạn 1 đầu tư 10.000 tỷ và phần còn lại được rót trong giai đoạn 2 (thay đổi so với kế hoạch ban đầu là 3 giai đoạn).
Đối với giai đoạn 1, Hóa chất Đức Giang dự kiến sử dụng 5.500 tỷ đồng vốn tự có để rót vào dự án, tương đương 55% tổng vốn đầu. Nguồn tiền cụ thể từ 3.000 tỷ lợi nhuận tích lũy từ kinh doanh được góp trong năm sau và 2.500 tỷ đồng còn lại sẽ góp tiếp trong năm 2023-2024 từ nguồn lợi nhuận để lại hoặc phát hành thêm cho cổ đông hiện hữu.
Nguồn vốn còn lại của giai đoạn đầu sẽ đến từ vốn vay, cụ thể là dự kiến vay Vietcombank với hạn mức 4.500 tỷ đồng. Tuy nhiên lãnh đạo doanh nghiệp cho biết có thể không sử dụng hết hạn mức này hoặc thay thế một phần bằng phát hành huy động từ cổ đông nhằm duy trì tỷ lệ nợ vay ở mức thấp.
Tổ hợp này dự kiến được khởi công xây dựng từ quý I/2022 và kéo dài đến năm 2028. Diện tích mặt bằng dự kiến sử dụng là 80 ha. Sản phẩm chủ yếu của dự án là xút rắn và nhựa PVC dẻo. Trong giai đoạn đầu, các sản phẩm sản xuất là xút rắn, nhựa PVC, Chloramin B... với kế hoạch doanh thu khoảng 8.723 tỷ đồng và lợi nhuận thu về 1.800 tỷ đồng.
Đà bứt phá trong kinh doanh cũng đang giúp định giá doanh nghiệp được đẩy lên mức cao. Đóng cửa phiên 10/12, cổ phiếu DGC leo lên mức đỉnh lịch sử 177.500 đồng/cổ phiếu, cao gấp 4,5 lần so với thời điểm đầu năm.
Với hơn 171 triệu cổ phiếu đang lưu hành, giá trị vốn hóa của tập đoàn hóa chất này đạt mức hơn 30.000 tỷ đồng. Chủ tịch HĐQT Đào Hữu Huyền đang là cổ đông lớn nhất nắm giữ 31,66 triệu cổ phiếu, tương đương với hơn 5.600 tỷ đồng, áp sát top 30 người giàu nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam.
Tác giả: Huy Lê
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy