Cư dân Tân Tây Đô yêu cầu chủ đầu tư cung cấp nước sạch
Tại buổi họp có sự tham gia của UBND huyện Đan Phượng, chủ đầu tư cấp 1 của khu đô thị Tân Tây Đô là Công ty TNHH Xuân Phương, 2 chủ đầu tư thứ cấp là Công ty CP Xây dựng và Thương mại Tuấn Quỳnh và Công ty CP Đầu tư Hải Phát; đơn vị đang cấp nước cho khu đô thị là Công ty Cổ phần Đầu tư và Công nghệ môi trường Việt Nam và Công ty CP nước sạch Tây Hà Nội.
Phát biểu trong buổi làm việc, đại diện của Công ty nước sạch Tây Hà Nội nhất trí hoàn toàn với đề xuất của Sở Xây dựng, yêu cầu chủ đầu tư phải cùng chung tay xây dựng hệ thống nước sạch cho người dân và chủ động liên hệ với đơn vị này để đưa ra phương án, chứ không thể phó thác trách nhiệm.
Ông Hoàng Cao Thắng, Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội đã giao cho Công ty Tây Hà Nội cung cấp nước cho khu đô thị Tân Tây Đô và ngừng việc cấp nước hiện tại. Yêu cầu các chủ đầu tư cấp 1 và thứ cấp phải chủ động liên hệ với Công ty Tây Hà Nội để lên phương án đấu nối nước sạch cho người dân. Có khó khăn vướng mắc, liên hệ Sở, huyện sẽ được tạo điều kiện giải quyết.
"Nếu sau 15 ngày, người dân vẫn không có nước sạch sử dụng, Sở cũng như chính quyền địa phương sẽ mạnh tay xử lý trách nhiệm của chủ đầu tư, có những biện pháp cứng rắn, không thể để tình trạng người dân phải khổ sở vì sử dụng nước bẩn", ông Thắng chỉ đạo.
Nguồn nước tại Tân Tây Đô khiến cư dân lo sợ (Ảnh cư dân cung cấp)
Tại buổi làm việc do Sở Xây dựng chủ trì mới đây về tình trạng nước bẩn tại khu đô thị Tây Đô, ông Nguyễn Hữu Hoàng, Chủ tịch UBND huyện Đan Phượng khẳng định, việc để người dân dùng nước bẩn trong suốt thời gian qua là trách nhiệm của chủ đầu tư và chủ đầu tư phải có trách nhiệm đến cùng với người dân.
Trước đó, hàng nghìn người dân tại khu đô thị Tân Tây Đô đã căng băng rôn yêu cầu chủ đầu tư thứ cấp Hải Phát phải cấp nước sạch cho người dân. Do nguồn nước mà họ sử dụng suốt 5 năm qua có chứa hàm lượng Asen, Amoni (các chất gây ung thư) gấp 3 đến 6 lần mức cho phép.
Theo phản ánh của người dân, nếu không qua thiết bị lọc, nước sạch do nhà máy nước thuộc Công ty CP Đầu tư công nghệ môi trường Việt Nam cung cấp không thể dùng trong sinh hoạt. Điều đó đồng nghĩa với việc tiền mua nước tại nhà máy vẫn phải đóng và tiền mua nước đóng chai để ăn, uống thì vẫn phát sinh.
Dù đã nhiều lần cầu cứu với chủ đầu tư là Công ty CP Đầu tư Hải Phát, Công ty CP Đầu tư công nghệ môi trường Việt Nam - đơn vị cung cấp nước, song nhiều năm qua, chất lượng nước vẫn không có gì thay đổi.
Theo đó, tất cả các mẫu xét nghiệm được tiến hành trong suốt 5 năm qua đều cho kết quả hàm lượng Asen gấp 3 lần, Amoni 6 lần so với bình thường, chưa kể những thành phần khác.
Đợt kiểm tra của Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội tiến hành kiểm tra vệ sinh chất lượng nước tại khu đô thị Tân Tây Đô ngày 9/11/2017 cũng phát hiện ra nhiều hóa chất chưa có tem nhãn phụ về tiếng Việt được sử dụng trong nước.
Trước tình trạng này, đầu tháng 6/2018, Sở Xây dựng đã đưa ra đề nghị các đơn vị liên quan liên hệ với Công ty CP nước sạch Tây Hà Nội để nghiên cứu, thực hiện đầu tư bổ sung đấu nối nguồn cung cấp nước sạch từ hệ thống mạng lưới cấp nước do Công ty CP nước sạch Tây Hà Nội sử dụng nguồn nước sạch sông Đà. Tuy nhiên, đến nay việc này vẫn chưa được thực hiện.
Hải Đăng
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy