Tin liên quan
Trước tiên, phải khách quan mà nhắc lại rằng vị thứ trưởng không đổ hết cho phí giao thông khiến giá hàng hóa bị đẩy lên cao đến mức đó. Bởi là lãnh đạo một bộ điều hành kinh tế vĩ mô, chắc ông hiểu giá hàng hóa bị đẩy lên cao vậy còn vì phụ thuộc hệ thống thu mua, phân phối… nhưng cũng không thể phủ nhận phí BOT giao thông góp một phần không nhỏ trong cơ cấu giá hàng hóa.
Trên thực tế, mới hơn một tháng trước thôi, chính các doanh nghiệp vận tải quê hương vị thứ trưởng nói trên cũng đã phản ánh lên Thủ tướng những bức xúc về việc có tới 4 trạm phí BOT trong hơn 100 km từ tỉnh này lên thủ đô.
Và nếu nhìn vào những kết luận thanh tra các dự án BOT trên quốc lộ 1, 14 mà chính cơ quan thanh tra của Bộ KH-ĐT chỉ ra trong gần một năm qua thì có thể hiểu được vì sao giá củ đậu lại bị “đội” cao lên vậy.
Ảnh minh họa.
Trong hầu hết các kết luận đã ban hành, một sai sót lặp đi lặp lại phổ biến nhất là chi phí các dự án BOT bị đội lên chỉ vì… nhà đầu tư tính sai khối lượng, áp sai đơn giá lên đến cả chục tỉ đồng. Đặc biệt, câu chuyện khai vống tổng mức đầu tư cao hơn chi phí thực lên đến cả nghìn tỉ như tại dự án nam Khánh Hòa mới đây hay Nghi Sơn - Cầu Giát của một năm trước thì quả là điều… bất thường.
Đành rằng, giá trị quyết toán sau khi công trình hoàn thành mới là con số để xác định lại thời gian thu phí. Song, không phải không có lý khi có ai đó đặt giả thiết, nếu cơ quan thanh tra không vào cuộc để rồi phát hiện và đưa ra kiến nghị xử lý giảm trừ thì liệu rồi những khoản tiền chênh lệch khủng nói trên, những chi phí bất hợp lý ấy sẽ ra sao?
Đến nay, những con số về thời gian thu phí, mức thu mỗi ngày vẫn là câu chuyện riêng của nhà đầu tư, với cơ quan quản lý nhà nước và thứ nữa là các tổ chức tín dụng (nhà tài trợ vốn). Đến một nhà đầu tư trong liên danh dự án mà cũng hồ nghi và đòi “đếm xe” để tính phí như tại dự án Pháp Vân - Cầu Giẽ thì làm sao để người trả phí - người dân biết được liệu rằng mình có đang trả đúng giá cho một thứ hàng/dịch vụ mà mình (buộc phải) mua.
Trở lại với một trong hai công trình khai vống tổng mức đầu tư lên đến cả nghìn tỉ đồng là dự án BOT QL1 Nghi Sơn - Cầu Giát, thì đến nay, đã gần 10 tháng trôi qua từ ngày Thanh tra Bộ KH-ĐT chỉ ra bất hợp lý này, vẫn chưa có một thông báo chính thức nào từ phía cơ quan quản lý hay nhà đầu tư về thời gian thu phí hoàn vốn cho dự án?
Bởi nếu nhẩm tính sơ sơ, khi quyết toán giảm trừ hơn 1.000 tỉ đồng thì cơ hội để rút ngắn thời gian thu phí lên đến hơn 5 năm là hoàn toàn có thể. Hoặc nếu không, trường hợp vẫn giữ nguyên thời gian thu phí thì nhà nước cũng có cơ sở để giảm phí xuống đáng kể thay cho mức thu hiện tại là 35.000 đồng/lượt/xe 5 chỗ.
Khi ấy, chắc chắn rằng, những kẹo cu đơ, củ lạc… từ Nghệ An, Hà Tĩnh ra đến Hà Nội giá cũng sẽ giảm đi được phần nào.
Nên đọc
Theo Thanh niên
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy