Tăng phí 40%
Những ngày qua, trên địa bàn TP. Hà Nội liên tục xảy ra tình trạng tranh cãi giữa cư dân và chủ đâu tư (CĐT) về việc tăng giá gửi xe. Việc cư cư dân bị cắt hợp đồng, không cho gửi xe dẫn đến nhiều nhiều bức xúc. Ghi nhận của PV vào chiều ngày 18/12, tại dự án GoldMark City (phường Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm, Tp.Hà Nội) cũng cho thấy tình trạng phức tạp.
Trước đó, tại công văn số 110 được Công ty CPTM Quảng cáo – Xây dựng – Địa ốc Việt Hân (chủ đầu tư dự án GoldMark city) gửi tới các cư dân ngày 15/11/2023, để thông báo về việc tăng phí gửi gửi xe ô tô từ ngày 15/12. Theo đó, giá gửi xe ô tô tại đây sẽ tăng từ 1.080.000 đồng lên 1.450.000 đồng đối với xe thứ nhất và 1.750.000 đồng đối với ô tô thứ hai.
“Trong những năm qua, căn cứ vào tình hình thị trường, nhiều lần CĐT đã có kế hoạch tăng giá trông giữ xe ô tô tại dự án. Tuy nhiên, đơn vị vận hành đều xin tạm hoãn để ổn định dự án.
Băng rôn phản đối được cư dân treo quanh dự án.
Tính đến nay, CĐT đã giữ nguyên giá trông giữ xe ô tô trong suốt 5 năm qua, chưa từng điểu chỉnh trong khi tại thị trường các các dịch vụ, hàng hóa cơ bản đều đã nhiều lần tăng giá như: Đóng góp phí dịch vụ vận hành diện tích chung, đơn giá điện, giá vật liệu bảo trì bảo dưỡng, chỉ số lương cơ bản của nhân viên, chỉ số giá tiêu dùng....
Vì vậy, để đảm bảo chi trả cho việc vận hành cũng như hoạt động kinh doanh bình thường của doanh nghiệp, chúng tôi buộc lòng phải điều chỉnh Giá trông giữ xe ô tô tại dự án”, chủ đầu tư lý giải trong công văn.
Tuy nhiên, nhiều cư dân không đồng ý với quyết định tăng giá nêu trên. Bởi, theo họ CĐT đã tự ý tăng giá mà không có bất kỳ trao đổi, thoả thuận nào trước đó với cư dân hay ban quản trị.
“Tôi chỉ nhận được thông báo qua gmail mà không được trao đổi, họp bàn trước với CĐT. CĐT sẽ cắt hợp đồng trông giữ xe và chặn tất cả xe vào hầm với những người không theo giá mới như thông báo”, chị T. một cư dân bức xúc.
Vì phản đối mức giá trên, những ngày qua cư dân đã treo băng rôn quanh dự án. Đỉnh điểm, chiều ngày 17 và 18/12, nhiều cư dân vì bị cắt hợp đồng không còn chỗ gửi nên để tràn xe ra lòng đường, trước hầm gửi xe dẫn đến ách tắc giao thông.
Trước tình hình trên, chính quyền địa phương đã phải có mặt để ổn định tình hình. Tuy nhiên, theo cư dân, khi cán bộ chức năng ra về thì tình trạng lại “đâu vào đấy”.
Giờ tan tầm, những ô tô không thể vào gửi đã để kín lối vào hầm.
Theo chia sẻ của một số cư dân, việc họ để xe tràn lan như hiện nay cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro khi xảy ra cháy nổ, hay có người cấp cứu, phương tiện qua lại…nhưng cũng vì “cực chẳng đã”.
“Chúng tôi không còn chỗ gửi xe mới phải làm như vậy. CĐT tự ý tăng giá lên tới 40% là quá cao, trong khi kinh tế đang khó khăn như hiện nay. Sáng nay tôi không thể lấy xe để đưa con đi học, mà phải bắt taxi”, chị H. nói.
Ông M. một cư dân khắc cho rằng, tình trạng chỉ kéo dài ít hôm nhưng khiến cuộc sống của mọi người xáo trộn. Nhiều xe hiện gửi dưới hầm cũng không thể lấy ra vì kẹt các xe bên trên, bản thân ông vì thế mà lỡ công việc. Hai ngày nay, ông đành bắt xe công nghệ đi làm.
Trước đó, ngày 8/12, UBND phường Phú Điễn đã có thông báo số: 1035/TB-UBND kết luận về vấn đề trên. Theo đó, UBND phường đề nghị CĐT, đơn vị vận hành hầm xe và các ban quản trị cần bàn bạc với nhau thống nhất về việc tăng giá; CĐT, đơn vị vận hành hầm xe và các ban quản trị, cư dân tuân thủ quy định pháp luật, không vi phạm pháp luật, không tự ý chặn, đỗ xe trước các cửa hầm; ủy ban mặt trật tổ quốc; công an phường có báo cáo công an quận tình hình an ninh trật…
Thế nhưng, các bên chưa tìm được nói chung dẫn đến xảy ra tình trạng như hiện nay.
Tranh cãi kéo dài
Những ngày qua, tình trạng tăng giá gửi xe xảy ra trên nhiều dự án chung cư trên địa bàn Hà Nội. Tại quận Thanh Xuân, chủ đầu tư chung cư Artemis cũng bị phản đối gay gắt vì tăng giá gửi xe. Cụ thể, mức phí được CĐT nâng từ 1,5 triệu đồng/xe/tháng lên 2,3 triệu đồng và sẽ tiếp tục nâng lên mức 2,5 triệu bắt đầu từ tháng 1/2024.
Mặc dù UBND quận đã có chỉ đạo tạm dừng tăng giá nhưng CĐT vẫn chưa chấp hành khiến tình trạng căng thẳng giữa 2 bên đến nay chưa thể lắng xuống.
Những thông báo với nội dung: "Có việc gấp và không thể di chuyển xe do vướng xe khác" được người dân dán trên xe.
Trao đổi với Người Đưa Tin, luật sư Phạm Hồng Kiên (đoàn luật sư Tp. Hà Nội cho rằng, do thiếu định chế về các trường hợp tranh chấp giữa chủ đầu tư và cư dân nên đa phần các vụ việc thường khó có hồi kết. Cư dân rất khó đối thoại trực tiếp với chủ đầu tư thường phải thông qua chính quyền địa phương. Chính quyền khi tiếp cận giải quyết lại bị phụ thuộc vào chủ đầu tư, dẫn đến tranh cãi thường kéo dài.
Thế nhưng, để đưa ra mức thu phí phù hợp, đúng quy định pháp luật, CĐT cần căn cứ thực tế tại từng điểm trông giữ phương tiện đối chiếu theo quyết định số 44/2017/QĐ-UBND của Tp và hướng dẫn tại Thông tư 25/2014/TT-BTC ngày 17/02/2014 của Bộ Tài chính.
Cụ thể, tại các tuyến đường, phố thuộc các quận nằm trong đường Vành đai 3 và trên Vành đai 3; các tuyến đường, phố nằm ngoài vành đai 2 thuộc quận Long Biên, mức phí theo tháng tối đa là 1,8 triệu đồng.
Đối với dự án thuộc các tuyến đường, phố thuộc các quận nằm trong đường Vành đai 2 và trên Vành đai 2 sẽ là 2.300.000 đồng/tháng. Áp dụng đúng quy định, xung đột giữa các bên sẽ được hạn chế.
Tác giả: Đặng Ngọc Thuỷ
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy